Thử “mổ xẻ” nhạc trẻ
(Cadn.com.vn) - Tại Liên hoan âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt
Xin đừng đùa giỡn
PGS.TS Thế Bảo cho biết, trong xu thế toàn cầu hóa, việc tiếp nhận âm nhạc đại chúng một cách không chọn lọc đang đẩy giới trẻ VN đứng trước nguy cơ mất thói quen nghe nhạc lành mạnh, không còn trân trọng những âm điệu dân tộc độc đáo, giàu màu sắc. Tệ hại hơn, do không được hướng dẫn, học hành đến nơi đến chốn, các cây bút trẻ viết bài hát theo đơn đặt hàng của các hãng băng đĩa vụ lợi, nhiều ca khúc rẻ tiền ra đời, được phát hành rộng rãi nhờ sự dễ dãi của các cơ quan quản lý văn hóa nhiều tỉnh, thành phố.
Nhạc sĩ Trần Hồng của Đà Nẵng trần tình: "Bây giờ phong trào viết nhạc rầm rộ hơn cả nấm sau mưa, dẫn đến sự ra đời của hàng loạt nhạc sĩ tự phong. Nhiều ca khúc ảo não, ca từ thô thiển, phản cảm, giai điệu lai căng, diễn biến lố nhố cứ thế ra lò. Điều đặc biệt là những bài hát đó lại thấm rất nhanh vào thế hệ trẻ, được họ thuộc, hát và coi đó như là sự sành điệu, sự thịnh hành". Nhạc sĩ Trần Hồng cũng cho biết, chính lợi dụng sự hiểu biết yếu kém, sơ lược về âm nhạc của một bộ phận công chúng, mà những “nhạc sĩ” này đã viết những tác phẩm dễ dãi, theo thị hiếu. Sáng tác là công việc nghiêm túc, mang tính đặc thù, xin đừng đùa giỡn với nó. Cùng tâm trạng, nhạc sĩ Phan Ngọc (Đà Nẵng) tha thiết: “Nốt nhạc nó vô tư, rõ ràng lắm, mong người viết hãy thật với lòng mình, đừng theo thị hiếu dễ dãi của một bộ phận”.
![]() |
Nhiều bài nhạc trẻ nhí nhố nhưng được các bạn trẻ đón nhận cuồng nhiệt. |
Nổi giận với ca từ
Nhạc sĩ Phan Văn Minh (Quảng
Chẳng hạn như khi nghe những câu dạng này vừa buồn cười vừa tức giận:... Tình yêu ôi thơm ngát như cây cà rem mùi vanila, tình yêu ôi thơm ngát như cây cà rem mùi chocola… anh hôn lên má em ôi mát rượi như cây cà rem (Tình như cây cà rem – sáng tác Việt Dzũng). Hoặc:... đâu cần anh nói hay gọi phone làm gì, cũng chỉ vậy thôi, anh đừng có nhiều lời. Anh cần phải nói, em hãy nghe anh đừng hiểu lầm (Sao lại nhắn nhầm vào máy anh - Nguyễn Minh Anh). Hoặc... có những chuyện nhỏ tưởng như là khó/có những lúc thấy lo nhưng mọi chuyện lại chẳng nhằm nhò… Như chiếc áo mới hôm qua thơm phức/ Mới hôm nay lại tự nhiên dính mực/ Giận ơi giận/ Đi giặt thật là cực/ Dù sao cũng là chuyện nhỏ đừng có bực (Chuyện nhỏ - Tuấn Khanh).
Nhạc sĩ Phan Văn Minh cho rằng, đọc những dòng ca từ trên đây có lẽ chúng ta không khỏi giật mình mà thốt lên: Từ xưa đến nay, tiếng Việt đã được các thế hệ nhà văn, nhà thơ và các nhạc sĩ sử dụng như một thứ tơ sợi óng ả để dệt nên những tác phẩm đẹp như nhung lụa, sao bỗng dưng bây giờ lại có nhiều kẻ đem vò rối lên thành một đống bùi nhùi thế này! Thế nhưng điều khiến nhạc sĩ Phan Văn Minh nổi giận hơn là những ca khúc “nhàu nát” này ngày một nhiều, chúng chiếm lĩnh hầu hết thị phần trong các tiệm băng đĩa, nhất là trên các trang web ca nhạc. Điều đáng buồn hơn nữa là càng ngày chúng càng được giới trẻ của chúng ta hâm mộ cuồng nhiệt hơn.
Phải làm gì chứ?
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: |
Nhạc sĩ Cát Vận nói, đã đến lúc chúng ta không thể ngồi im. Chúng ta phải hành động, phải làm gì đi chứ. Theo nhạc sĩ Cát Vận, có một thực tế đáng buồn là thời lượng phát sóng trên truyền hình, đài tiếng nói, internet dành cho nhạc trẻ quá nhiều, điều đó vô tình đã phô diễn thêm tầm ảnh hưởng, sức mạnh của nó đến công chúng. Cũng có nghĩa là nhạc truyền thống dần bớt đi tầm ảnh hưởng, thậm chí nguy cơ mai một. Ông cho rằng những bản nhạc hay, giàu tính nghệ thuật, trong sáng, hướng về tâm hồn, văn hóa Việt cần được phát, truyền nhiều hơn nữa để tăng cường tầm ảnh hưởng. Chúng ta phải gìn giữ âm nhạc truyền thống như người Nhật giữ nhạc Nô, người Trung Quốc giữ Kinh kịch.
Cùng quan điểm, nhạc sĩ Phan Văn Minh nói: “Tôi là một thầy giáo, khi học trò của mình hát những bài sáo rỗng, vô cảm... tôi rất buồn. Nhưng không thể trách các em, vì những bài hát đó các em được xem thường xuyên trên đài, tivi, internet...”. Nhạc sĩ Linh Nga Niêk Đăm (Đắc Lắc) đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta không tự hỏi mình là chúng ta đã đưa âm nhạc dân tộc vào trong giảng dạy, vào học đường như thế nào, bao nhiêu? Đã đầu tư cho giảng viên, cho những giáo trình âm nhạc dân tộc trong giảng dạy ở các trường học, trường nghệ thuật hiện nay thế nào? Chúng ta có lỗi hay không nếu như giới trẻ bây giờ quay lưng lại với âm nhạc dân tộc?
Nhạc sĩ A-Mư –Nhân, tác giả của “Làng Chăm ơn Bác” thì trần tình: Thực tình mà nói, việc giữ âm nhạc truyền thống, vun đắp, chăm lo cho nó là tất yếu rồi. Nhưng nếu giữ gìn, cứ để nguyên nó vậy, liệu nó có công chúng, đặc biệt khi mà tâm lý của thế hệ bây giờ đã khác? Chúng ta phải cách tân, phải có những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống hiện tại, nhưng với ca từ trong trẻo, với mạch nguồn truyền thống sâu lắng của văn hóa Việt.
Một số tác giả trẻ như Lê Minh Sơn, Giáng Son... vẫn cho ra đời những tác phẩm hay, giàu âm hưởng dân tộc, và vẫn thu hút được không ít độc giả trẻ đó thôi. Theo nhạc sĩ, nhà báo Nguyễn Thụy Kha, có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là để có một tác phẩm hay, người nhạc sĩ chân chính phải mất cả năm, thậm chí ấp ủ, chắt chiu cả chục năm. Trong khi đó với nhạc sĩ thị trường, viết theo đơn đặt hàng, một đêm họ có thể viết 5, 7 bài cũng chẳng có gì lạ.
Hải Hậu
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân
(Cadn.com.vn) - Nhạc trẻ đang được... sản xuất như hàng hóa với tiêu chí nhanh, nhiều, rẻ, điều đó đồng nghĩa với sáng tác nhạc có xu hướng nghiệp dư hóa - Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương- Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã trao đổi như vậy với P.V Báo Công an TP Đà Nẵng.
P.V: Xin ông cho biết đánh giá của mình về nhạc trẻ hiện nay?
Ns Đỗ Hồng Quân: Chính việc sản xuất hàng loạt như hiện nay theo đơn đặt hàng, đáp ứng nhu cầu tức thì của một bộ phận công chúng mà nhạc trẻ bùng phát mạnh. Điều đó, khiến sự ra đời của các nhạc sĩ nhiều lên, đồng thời cũng chi phối sáng tác của một số nhạc sĩ có tay nghề.
Một khi nó đã được sản xuất hàng loạt như hàng hóa thì đương nhiên là kém chất lượng, hình thành xu hướng sáng tác nghiệp dư hóa. Nghĩa là người sáng tác không được trang bị kiến thức cơ bản, không được học hành cơ bản, tự học, tự mày mò sáng tác. Điều đó như một cái vòng luẩn quẩn.
P.V: Ông có cho rằng thứ âm nhạc kém chất lượng ấy sẽ tác động tiêu cực đến cả một thế hệ trẻ?
Ns Đỗ Hồng Quân: Cháy một rừng cây chúng ta có thể trồng và hồi phục trong 10 năm, nhưng ảnh hưởng đến một thế hệ âm nhạc, chúng ta phải mất hàng trăm năm. Tôi thực sự lo ngại về chất lượng của nhạc trẻ hiện nay. Những bài hát nhạt nhẽo, vô vị cứ được phát, được người ta nghe nhiều sẽ thành thói quen. Vô tình nó hình thành nên hệ hình tâm lý mới. Nghĩa là những bạn trẻ sẽ cảm nhận âm nhạc theo cách của họ - cái cách trống rỗng, nhạt nhẽo. Điều đó, cũng có nghĩa là nhạc truyền thống có nguy cơ biến mất, biến mất một cách được dự báo trước bởi sự lấn sân của nhạc trẻ, bởi cái thói quen vô hình.
Một thế hệ trẻ không còn nghe "Sông Lô", không nghe "Suối Mơ", không nghe "Đêm Đông" nữa... thì tự dưng nhạc truyền thống sẽ biến mất. Nhưng điều tôi thấy đau hơn, nguy hiểm hơn ở đây chính là việc hình thành tâm hồn, nhân cách cho một thế hệ. Chúng thường xuyên nghe những bản nhạc ủy mị, tầm thường, ca từ lố nhố, phản cảm... thế rồi tâm hồn chúng sẽ ra sao?
P.V: Ông có cho rằng việc quản lý âm nhạc hiện nay khá lỏng lẻo?
Ns Đỗ Hồng Quân: Đúng, rất lỏng lẻo. Hiện nay chúng ta chưa cấm những bài hát thiếu tính sáng tạo. Chúng ta cần phải có một “bộ lọc” gạt những tác phẩm kém chất lượng, kém sáng tạo, tác động không tốt đến thưởng thức thẩm mỹ của công chúng. Trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay, luồng âm nhạc giải trí, âm nhạc xả stress đang ảnh hưởng tới Việt
P.V: Thưa ông, vậy chúng ta phải làm gì?
Ns: Đỗ Hồng Quân: Bức tranh âm nhạc đang đứng trước nhiều thách thức, chúng tôi nghĩ rằng cần phải có Luật Âm nhạc như là Luật Điện ảnh. Tại sao chúng ta có luật bảo vệ điện ảnh lại không có luật bảo vệ âm nhạc?
V.Thuấn (thực hiện)