Tiến sĩ Nguyễn Nhã – nhà nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa
Tập san số 29
(Cadn.com.vn) - Người bạn của tôi có ý định thành lập ở Đà Nẵng một trung tâm dữ liệu về Hoàng Sa - huyện đảo duy nhất của thành phố này. Người đầu tiên anh nghĩ đến là Tiến sĩ (TS) Nguyễn Nhã, hiện là chủ nhân của Tủ sách Hoàng Sa - Trường Sa đặt tại TPHCM. Bạn tôi cũng mang học hàm TS, từng là giám đốc một bảo tàng cổ vật cung đình lớn nhất nước, nhưng riêng về vấn đề biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa thì anh phải gặp TS Nguyễn Nhã. Nói vậy để thấy, con người mà tôi sẽ kể trong câu chuyện sau đây đóng vai trò như thế nào trong giới học giả Việt
Hồi tháng 4-2008, hay tin TS Nguyễn Nhã ra Cù lao Ré (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) để trao bức An Nam Đại Quốc Địa Đồ cho gia tộc Phạm, hậu duệ của Chánh đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật từ thời nhà Nguyễn, tôi từ Đà Nẵng đón tàu ra tìm ông. Đúng 1 năm sau, tháng 4-2009, tôi vào TPHCM tìm gặp ông. Thật may, tôi lại được ông tiếp đón trong căn nhà lưu niệm nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Văn Mùi. Nhắc đến chuyện Hoàng Sa - Trường Sa, tay nâng niu mở tập sách đã ố vàng, TS Nguyễn Nhã kể: “Ngày mồng 3 Tết 1974, tôi đến thăm Giáo sư Nguyễn Đăng Thục. Câu chuyện đang dở dang, tôi giật thót khi nghe Đài Phát thanh Sài Gòn thông tin Hoàng Sa đã bị nước ngoài đánh chiếm.
Cảm giác lúc ấy thật là phẫn uất vô cùng. Thêm nữa, Đài Phát thanh còn bình luận Trường Sa cũng đang bị dòm ngó. Chợt tôi nghĩ đến Tạp chí Sử Địa của nhóm anh em ĐH Sư phạm Sài Gòn. Phải làm một cái gì đó, làm ngay mới được. Phải tập hợp tài liệu làm một số đặc khảo về Hoàng Sa - Trường Sa”. Ngay hôm sau, Nguyễn Nhã tập hợp nhóm anh em giáo sư, sinh viên trong Tạp chí Sử Địa lại, bàn việc xuất bản tập san chuyên về Hoàng Sa - Trường Sa. Nguyễn Nhã khẳng định: “Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với lịch sử Việt
Ngay khi Nguyễn Nhã gửi thư mời tham gia số đặc khảo về Hoàng Sa thì rất nhiều đồng nghiệp, học giả hưởng ứng. Không chỉ trong nước, nhiều anh em ở nước ngoài cũng hăng hái tham gia, như Hoàng Xuân Hãn ở Pháp, Nguyễn Khắc Nham ở Nhật... Nguyễn Nhã là người viết chính, làm thư tịch, chú giải. Sau khoảng 3 tháng thì công việc biên soạn gần xong. Ông vẫn chưa yên tâm, tiến hành khảo cứu lại nhiều lần tham khảo tất cả các ý kiến. TS Nguyễn Nhã kể: “Lúc ấy, tôi đến Nha Địa dư quốc gia xin được tấm An Nam Đại Quốc Địa Đồ. Cần nói thêm rằng, tấm địa đồ này rất quý giá và không dễ gì được sao chép”.
Sau gần một năm chuẩn bị, cuối cùng Tập san Sử Địa số 29 đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa đã được hoàn thành, nhà sách Khai Trí bảo trợ việc in ấn, phát hành. Ngày 20-1-1975, nhóm giáo sư và sinh viên ĐH Sư phạm Sài Gòn do Nguyễn Nhã chủ trì quyết định tổ chức ra mắt cuốn sách. Lúc ấy, nhóm quyết định biến lễ ra mắt cuốn sách thành một sự kiện thu hút giới học sinh, sinh viên Sài Gòn. TS Nguyễn Nhã nhớ lại: Sáng sớm 20-1-1974, tôi, Giáo sư Ngô Gia Huy (thành viên Ủy ban Vận động xây dựng đền thờ Quốc tổ Hùng Vương), Giáo sư Trần Huy Phong (đại diện cho môn phái Việt Võ Đạo) tổ chức lễ ra mắt tại Thư viện quốc gia (đường Lý Tự Trọng, TPHCM ngày nay). Sau khi tôi đọc lời giới thiệu, tất cả những người tham gia buổi lễ rất xúc động, ai nấy đều rưng rưng nước mắt...
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Nhã |
Sau khi nhóm của Nguyễn Nhã ra mắt tập san đặc khảo Hoàng Sa - Trường Sa ở Thư viện quốc gia, Sài Gòn bắt đầu biến chuyển mạnh mẽ. Đoàn quân giải phóng ngày càng áp sát Sài Gòn. Chính trường Sài Gòn hỗn loạn và bất lực trước hàng loạt tin thất trận. Với riêng Nguyễn Nhã, đề tài Hoàng Sa - Trường Sa vẫn luôn cháy bỏng trong lòng. TS Nguyễn Nhã kể: “Lúc ấy, các nhóm nghiên cứu khoa học vẫn liên tiếp đến thăm nhóm của chúng tôi ở ĐH Sư phạm. Tôi tặng mỗi người một cuốn tập san, ai nấy đều xúc động và trân trọng lắm. Sau ngày 30-4-1975, nhiều đoàn nghiên cứu khoa học xã hội từ Hà Nội tiếp tục tìm đến chỗ chúng tôi”.
TS Nguyễn Nhã tận tay đưa tôi đọc qua một trong số rất ít Tập san Sử Địa số 29 mà ông còn giữ lại cho riêng mình. Có lẽ, tự thân công trình ấy đã lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới học thuật về chủ quyền biển đảo như một điều hiển nhiên từ lâu lắm rồi. Nó cho thấy, nhà nước phong kiến Việt
Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu, ông không ngừng san sẻ tư liệu cho các đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu trẻ. Trong số những người được ông chia sẻ tư liệu phải kể đến TS Nguyễn Khoa Ngọc - Trưởng khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Có một điều khá thú vị là, khi TS Nguyễn Khoa Ngọc nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa thì phải tham vấn Nguyễn Nhã. TS Nguyễn Nhã tâm sự: “Tôi nghĩ, trong học thuật, không có gì mạnh mẽ hơn luận án TS. Bởi vậy, năm đó tôi bắt đầu hệ thống tư liệu và làm luận án TS Hoàng Sa - Trường Sa. Nay đã bảo vệ thành công ở cấp quốc gia”.
Nguyễn Lê