Tiếng thở dài bên dòng Trà Nô
(Cadn.com.vn) - Những ngôi nhà trống hoác và lạnh lẽo do chủ nhân không ở lâu ngày. Đất sản xuất “khan hiếm” nên nhiều lao động phải làm thuê kiếm sống. Nhiều hộ dân thiếu ăn kéo dài từ sau Tết Nguyên đán đến hết tháng 9 trong năm. Đó là tình cảnh của đồng bào Ca Dong ở làng Ông Tía bên dòng Trà Nô - làng đầu tiên ở Quảng Nam - Đà Nẵng đã khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi cách đây hơn 49 năm về trước.
Kỳ 1: Ngọn lửa Trà Nô cuối cùng leo lắt
Sự tích “Cái rựa làng Ông Tía”
Làng Ông Tía (nay là thôn 6, xã Phước Trà, H. Hiệp Đức - Quảng
Nổi bật giữa cái nắng chói chang tháng 7 là KDT khởi nghĩa làng Ông Tía, gồm bia chiến tích và nhà lưu niệm (mô phỏng nhà rông truyền thống của người Ca Dong trong vùng) được xây dựng khá bề thế, nằm ngay bên đường vào làng. Qua điện thoại, anh Lê Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND H. Hiệp Đức, cho biết: các hạng mục trên được huyện đầu tư hơn 700 triệu đồng, xây dựng cách đây 3 năm. “Do thiếu kinh phí nên đến nay, KDT vẫn chưa biết bao giờ hoàn thiện xong” - anh Dũng nói.
Sự tích về “Cái rựa làng Ông Tía” hay “Ngọn lửa Trà Nô” được lịch sử ghi lại: Năm 1959, tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm ra Luật 10/59, thực hiện chiến dịch “Thượng du vận” nhằm dụ dỗ các dân tộc thiểu số. Đầu năm 1960, chúng đưa 1 tiểu đội đến đóng ở làng Ông Tía, mục đích là để theo dõi các hoạt động của cơ sở cách mạng. Vốn có lòng căm thù giặc, trai tráng người Ca Dong làng Ông Tía bí mật họp bàn kế hoạch và được Huyện ủy Trà Sơn lúc bấy giờ chấp thuận cho khởi nghĩa vũ trang. Đúng 5 giờ ngày 13-3-1960, dân làng Ông Tía nhất tề đứng lên tiêu diệt bọn địch. Hết sức bất ngờ và chớp nhoáng, chỉ có những chiếc rựa, giáo, mác... những chàng trai làng Ông Tía đã diệt gọn tiểu đội địch, thu nhiều súng, đạn dược và quân trang quân dụng.
Khởi nghĩa làng Ông Tía là khởi nghĩa vũ trang đầu tiên ở Quảng Nam - Đà Nẵng giành thắng lợi, đã củng cố niềm tin chiến thắng, tình đoàn kết, tinh thần yêu nước trong nhân dân. Thắng lợi này đã làm nên một ngọn lửa Trà Nô hào khí soi sáng dẫn đường cho quân và dân ta xuyên suốt trong phong trào đấu tranh cách mạng, góp phần làm thất bại chiến dịch "tố cộng" và chiến dịch “Thượng du vận” của địch.
![]() |
Khu di tích Khởi nghĩa làng Ông Tía tại thôn 6, xã Phước Trà, H. Hiệp Đức - Quảng Nam. |
12 nhà tạm quanh khu di tích
Di tích khởi nghĩa làng Ông Tía đã được UBND tỉnh Quảng
KDT trống hoác, không tường rào cổng ngõ, không bóng cây xanh. Hơn chục đứa trẻ, có đứa trần truồng xúm lại khi thấy người lạ. Tôi lôi máy ảnh ra chụp, chúng ù té chạy, vài đứa khóc ré lên. Chúng là con cháu của các gia đình ở quanh KDT. 12 ngôi nhà dựng tạm bằng gỗ, tre nứa, lợp và che chắn bằng tôn. Bà Hồ Thị Phú, có nhà nằm bên KDT, cho biết: “Nhà dột nát nhưng huyện không cho nhận tiền hỗ trợ theo Chương trình 134 để sửa chữa. Ở đây sợ lắm. Gió lốc hồi tháng 4 vừa rồi tôn bay hết, mới lợp lại đó”. Bà Phú cho biết: "Làm rẫy thì xa, mùa này chỉ trồng được sắn nhưng con chuột nó phá hết. Nhà mô cũng thiếu cái ăn. Có thấy ai nói chi mô...”. Giọng người đàn bà Ca Dong chùng xuống.
![]() |
Những ngôi nhà tạm của đồng bào Ca Dong đang bị “treo” bên Khu di tích khởi nghĩa làng Ông Tía. |
“Ngọn lửa Trà Nô” cuối cùng
Hỏi thăm về những người tham gia khởi nghĩa làng Ông Tía cách đây hơn 49 năm, anh Hồ Văn Thành, Phó trưởng thôn 6, xã Phước Trà - Hiệp Đức làm chúng tôi hụt hẫng: “11 người, nhưng nay chỉ còn một, ông Hồ Văn Xem”. “Ông Xem có ở nhà không?”. “Lên rẫy kiếm cái ăn rồi. Ở nhà nhịn đói à?”. “Rẫy có xa không?”. “Đi bộ nửa ngày mới tới nhưng đến nhà rẫy cũng chưa chắc đã gặp. Ổng đi vào suối sâu bắt ốc, bắt cá biết đâu tìm?”. Trong tấm bia di tích dựng tại KDT khởi nghĩa làng Ông Tía, tên Hồ Văn Xem được khắc thứ 3 trong số 11 người. Ông Xem còn có tên là Hèo, sinh năm 1938, khi tham gia cuộc khởi nghĩa ông mới 22 tuổi.
Do đường sá xa xôi, cuộc sống của dân làng Ông Tía quá khó khăn, nên H. Hiệp Đức di dời dân ra khu định canh định cư ở thôn 6, xã Phước Trà cho “gần” huyện. Gia đình Hồ Văn Xem cũng theo dân làng. Tuổi già sức yếu, đất sản xuất không có nên ông Xem lại dắt díu vợ con về “định cư” trên vườn rẫy cũ. Căn nhà của ông không khác gì những căn nhà của người nghèo ở làng Ông Tía, cũng sàn gỗ, mái tranh đơn sơ, vài tấm tôn che tạm xung quanh. Trên đường đưa tôi ra bến nước Trà Nô, anh Hồ Văn Thành cho biết, gia đình ông Xem là một trong những gia đình đầu tiên được hỗ trợ tiền chương trình 134 để xóa nhà tạm. Tiền hỗ trợ chỉ có 6 triệu đồng, gia đình ông quá nghèo khó nên không thể góp thêm để làm nhà.
Hồ Văn Xem - ngọn lửa Trà Nô còn lại duy nhất, hiện cuộc sống cũng hết sức khó khăn như hàng trăm người dân khác ở làng Ông Tía.
Ghi chép: Thạch Hà
(còn nữa)