Trách nhiệm không của riêng ai!
- Một con số đáng lo, nguyên nhân do đâu?
- Đa số các đối tượng đều không được gia đình quản lý, giáo dục thường xuyên; ham chơi, nghiện game và rất liều lĩnh, coi thường pháp luật. Ngoài ra, rất nhiều đối tượng bỏ học từ sớm hoặc không có việc làm ổn định. Cái khó ở đây là các đối tượng chưa đủ tuổi vị thành niên nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn, chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính, nhắc nhở, viết cam kết, bàn giao cho gia đình… Và kết quả lại tái phạm chỉ sau thời gian ngắn.
- Sao không kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu có phải tốt hơn không?
- Để làm được điều đó thì ngoài lực lượng nòng cốt là Công an vẫn cần sự phối hợp và trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương, các đoàn thể, nhà trường, gia đình... trong việc ngăn ngừa thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.
- Đúng là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cần lấy phòng ngừa là chính.
- Bởi vậy, NXD thiển nghĩ để giải quyết tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ để các em có môi trường sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các đối tượng xấu lôi kéo. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về lực lượng Công an mà các ban, ngành, đoàn thể xã hội cùng chung tay cảm hóa giúp các em thay đổi hành vi, nhận thức.
N.X.D