Tỷ phú kỳ nhông
(Cadn.com.vn) - Cách đây gần 2 năm, Nguyễn Thanh Tuấn (33 tuổi) được tha trước thời hạn với hình phạt 3 năm tù vì liên quan đến một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở một Cty kinh doanh bất động sản tại TPHCM. Thời gian thụ án ở Trại K4, Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai), Tuấn nghĩ, đời mình coi như bỏ đi. Thế nhưng, được cán bộ quản giáo động viên, giúp đỡ, ý chí hướng thiện đã trỗi dậy trong Tuấn. Ngay sau khi được tha tù trước thời hạn, với nghị lực quyết tâm vươn lên làm lại cuộc đời, bằng sự chí thú làm ăn, Tuấn đã trở thành “Tỷ phú nuôi nhông” trên mảnh đất miền Trung nghèo khó...
Nhớ ơn những người quản giáo
Theo giới thiệu của các đồng chí CAH Núi Thành, Quảng
Tuấn kể: năm 2002, tốt nghiệp Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, Tuấn xin vào làm việc tại Cty kinh doanh bất động sản Phú Mỹ Hưng, sau đó chuyển sang Cty TNHH Vũ Hùng Cường. Ở DN này, nhờ tư chất thông minh, lại nhanh nhẹn tháo vát, Tuấn được đề bạt làm Trưởng phòng Kinh doanh. Cứ tưởng ngay khi mới bước vào đời, mọi sự đã hanh thông, công việc làm ăn suôn sẻ, nào ngờ bão gió cuộc đời lại ào đến ngay... Vì tin tưởng cấp dưới, Tuấn đã ký một số hồ sơ giới thiệu việc làm và đã liên quan đến một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Sa vào vòng lao lý, ở quê nhà, ba mẹ Tuấn đã phải bán lúa, heo, bò... gửi tiền vào cho Tuấn nộp CQĐT CAQ7 (TPHCM) để khắc phục hậu quả... Đầu tháng 12-2006, TAND Q. 7 mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt Tuấn mức án 3 năm tù.
Tuấn tâm sự: “Ngày đầu tiên đặt chân vào Trại K4, Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, em nghĩ đời mình thế là hết, coi như bỏ đi rồi... Thế nhưng, chừng một tuần thì em được Ban giám thị gọi lên giao trách nhiệm đứng lớp xóa mù chữ cho phạm nhân. Đặc biệt, em được Thượng tá Nguyễn Văn Duyệt, dạy bảo, khuyên nhủ những điều hay, lẽ phải, động viên, an ủi... Trước sự bao dung, tận tình của các cán bộ quản giáo, em đã nhận ra những lỗi lầm của mình và quyết tâm sẽ học tập, rèn luyện, lao động cải tạo mình, với những hy vọng tràn trề vào cuộc sống ngày mai sẽ tươi đẹp hơn, để sớm tới ngày được về đoàn tụ cùng gia đình...”.
Thời gian sau đó, Tuấn lại được Thượng tá Nguyễn Văn Duyệt giao trách nhiệm làm đội trưởng đội tự quản 23 phạm nhân giúp việc trong trại giam. Những tháng ngày lao động ở trại cải tạo, Tuấn được học nghề nuôi kỳ nhông. Hằng ngày nhìn những đàn nhông chạy trên vùng cát dưới cái nắng chói chang rất giống với đồng đất quê mình, Tuấn chợt nảy ra ý định, khi mãn hạn tù sẽ trở về quê nhà nuôi nhông phát triển kinh tế. Từ suy nghĩ ấy, mỗi khi rảnh rỗi, Tuấn mượn sách vở ở Trại học tập, nghiên cứu rồi khi có người nhà đến thăm, Tuấn nhờ mua cho mình những cuốn sách viết về loài nhông và phương pháp nuôi, chăm sóc. Với sự nỗ lực học tập, rèn luyện và lao động, ngày 17-1-2009, Tuấn được xét đặc xá tha tù trước thời hạn...
Mong làm nhiều việc tốt cho đời
Trang trại của gia đình Tuấn nằm dưới chân dãy núi, phía tây KKT Bắc Chu Lai, thuộc xã Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam, cách QL1A chừng gần 2km, trước đây chỉ nuôi bò. Tuấn kể rằng, được tha tù trước thời hạn, khi trở về thì đàn bò nuôi trong trang trại của gia đình chỉ còn đúng một con. Tuấn xin ba mẹ bán con bò đó được gần 10 triệu đồng, được bà con làng xóm, bạn bè giúp đỡ cho vay mượn thêm 20 triệu đồng nữa để bắt đầu làm lại cuộc đời.
Với gần 30 triệu đồng vốn ban đầu ấy, Tuấn lặn lội vào những địa chỉ đã được giới thiệu ở Bình Thuận tìm mua kỳ nhông giống. Tuấn bảo, vào thời điểm ấy, ở Quảng
Mua kỳ nhông giống ở Bình Thuận về, Tuấn bắt thêm nhông tự nhiên ở địa phương nuôi để lai tạo trở thành loại nhông “đặc chủng” chịu được khí hậu, thời tiết của quê mình. Với số vốn ít ỏi ban đầu, Tuấn mua được gần 2.000 con kỳ nhông giống, sau 6 tháng, mỗi con đã đạt trọng lượng trung bình 5kg. Giá kỳ nhông thịt trên thị trường khoảng 250 - 300 nghìn đồng/kg, xuất tại trang trại thì khoảng 160 - 200 nghìn đồng/kg. Kỳ nhông thịt được xuất vào các thị trường lớn như TPHCM, Đà Nẵng, các thành phố, thị xã các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và ra cả các tỉnh phía Bắc.
![]() |
Nguyễn Thanh Tuấn giới thiệu về kỹ thuật nuôi kỳ nhông. |
Không những nuôi kỳ nhông, Tuấn còn dần dần tập hợp những kinh nghiệm viết thành cuốn sách kỹ thuật nuôi nhông cát. Tuấn khoe với tôi: “Cuốn sách em viết đã xong và được Tiến sĩ Trần Minh Đức - Giảng viên khoa Lâm nghiệp ĐH Nông Lâm Huế đánh giá cao. Thạc sĩ Vũ Thị Phương Anh - Giảng viên ĐH Quảng
Trang trại của Tuấn chỉ có diện tích hơn 1,6ha, ngoài nuôi kỳ nhông cát còn nuôi con kỳ tôm (kỳ nhông xanh), kỳ đà và hơn 30 hồ lớn, nhỏ nuôi cá diêu hồng, cá lóc, ba ba, ốc bươu... Tính từ khi lập trang trại đến giữa năm 2010 này mới khoảng một năm rưỡi, nhưng doanh thu của trang trại Tuấn đã đạt khoảng 3 tỷ đồng, trong đó chỉ riêng lãi ròng từ nuôi kỳ nhông đã đạt gần 300 triệu đồng. Tuấn trở thành một trong những người tiên phong làm trang trại, chăn nuôi kỳ nhông đạt hiệu quả cao trên vùng cát trắng cằn cỗi ở Quảng
Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở Quảng Ngãi, Đà Nẵng, An Giang, Vũng Tàu, Lào Cai, Yên Bái... cũng về thăm trang trại của Tuấn, học tập kinh nghiệm nuôi nhông cát làm giàu. Gần đây nhất, Ban Điều hành dự án hỗ trợ và phát triển KT-XH bền vững Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, đã ký hợp đồng với Tuấn để tập huấn nuôi nhông thoát nghèo cho người dân các phường Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc...
Dẫn tôi đi thăm trang trại của mình, Tuấn cho biết đã có một số phạm nhân người Thanh Hóa trước đây cùng cải tạo ở Trại K4, Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai quen biết Tuấn cũng tìm tới học hỏi để trở về lập trang trại, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Chàng trai trẻ đã một thời lầm lỡ, bây giờ rất tự tin ngỏ ý cùng tôi: “Nếu bất cứ địa phương nào trong nước muốn giúp những người được đặc xá tha tù, mãn hạn tù trở về địa phương có công ăn việc làm, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống bằng nghề nuôi kỳ nhông cát như em, em sẵn lòng giúp đỡ từ con giống đến việc hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bao tiêu cả đầu ra của sản phẩm”. Vâng, tôi tin những điều Tuấn nói là thật, bởi nó xuất phát từ những việc anh đang làm, từ ý chí vượt qua tất cả lỗi lầm để làm lại cuộc đời.
Phóng sự: Hồng Thanh