Vì sao vai trò trị ung thư của vitamin B17 bị lãng quên?

Thứ bảy, 26/04/2014 10:58

(Cadn.com.vn) - Theo nghiên cứu của hãng dược phẩm Big Pharma, vitamin B17 có tác dụng trị ung thư rất tốt, nhưng còn để lại những hoạt chất phân hủy thành xyanua gây hại cho cơ thể. Vì vậy, Big Pharma đề nghị Cơ quan Quản lý Thực-Dược phẩm Mỹ (FDA) cấm sử dụng.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của cộng đồng y học thế giới, lợi thế của vitamin B17 rất lớn, "lợi nhiều hơn hại", nhất là tác dụng trị ung thư cổ tử cung và tuyến tiền liệt. Nhưng không hiểu sao, sản phẩm này lại bị chính các hãng dược phẩm cố tình "lãng quên".

Lịch sử chữa bệnh của Laetrile

Vitamin B17 được biết đến bằng tên gọi khác như Laetrile hoặc Amygdalin. Laetrile có chứa một loại enzyme, có tên Emulsin có thể phân hủy thành xyanua.

Tuy nhiên, đây lại là phản ứng hóa học có tính kháng ung thư rất hiệu quả của Laetrile, có nguồn gốc bào chế từ hạt mơ - nguồn nguyên liệu có sẵn, rẻ tiền. Cũng vì có chứa hợp chất phá vỡ thành xyanua nên chỉ được sử dụng cho mục đích y học dưới sự giám sát chặt chẽ.

Các loại hạt ăn được như hạnh nhân đắng, hạt mơ, hạt đào... từ lâu đã được người Trung Quốc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, thậm chí có cách đây hàng ngàn năm, nhất là trong y học cổ truyền của người Trung Quốc, người Ai Cập cổ đại và của các bộ lạc người Mỹ bản địa.

Thực tế, Laetrile được dùng để chữa ung thư tại nhiều quốc gia Âu-Mỹ những năm đầu thế kỷ XX. Và cũng từ đây, Laetrile được sản xuất thương phẩm với nhiều tên gọi khác nhau như Amygdalin B17 hay Laetrile17-Plus. Tất cả những sản phẩm này đều được bào chế từ hạt mơ.

Sản phẩm Amygdalin B17.

Laetrile "lợi nhiều hơn hại"...

Laetrile và dạng tinh khiết của nó là Amygdalin có chứa một hoạt chất phân hủy thành xyanua khi tiếp xúc với tế bào trong cơ thể. Bình thường, các tế bào khỏe mạnh có cơ chế tự vệ mang tính tự nhiên chống lại quá trình này.

Tuy nhiên, mức độ sản sinh xyanua do dùng Laetrile là quá thấp, cơ thể có thể tự xử lý dễ dàng và vô hại. Trong khi đó, tế bào ung thư lại không có bất kỳ cơ chế bảo vệ chống xyanua. Chúng chỉ có chứa một enzyme, được gọi là beta-glucosidase, có khả năng làm cho các phân tử Laetrile bài tiết cả xyanua lẫn benzaldyhide.

Sự kết hợp tiềm năng này lại có tác dụng phá hủy hoàn toàn các tế bào ung thư. Và không giống các phương pháp điều trị ung thư hiện có, Laetrile còn có khả năng tuyệt vời hơn giả định, tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại các tế bào khỏe mạnh kề cạnh.

...Vì sao Big Pharma lại cấm dùng?

Theo FDA, một số trường hợp tử vong được quy cho là dùng Laetrile. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về những trường hợp này lại không ghi trong hồ sơ. Một thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của Laetrile kháng tế bào ung thư đã được tiến hành tại Viện Ung thư Sloane -Kettering. Theo đó, Laetrile không có hiệu quả chống lại ung thư và gây ra các triệu chứng ngộ độc xyanua ở người bệnh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế, trong đó có cả cựu Giám đốc PR của Sloane -Kettering đặt câu hỏi về giá trị các thử nghiệm này và cáo buộc các nhà nghiên cứu che giấu sự thật.

Với sự thiếu minh bạch này, việc cấp bằng sáng chế cho Laetrile bị cản trở. Người ta cho rằng, chân lý bị lợi nhuận che phủ. Đơn giản, thành công trong điều trị ung thư của một chất tự nhiên, được tìm thấy trong thảo dược sẽ làm "vơi túi tiền", giảm hàng tỷ USD mỗi năm cho Big Pharma, nên họ ủng hộ "trên mức nhiệt tình" việc sử dụng các loại thuốc hóa trị liệu độc hại.

Cách tối ưu đối với các Cty dược phẩm lớn là im lặng hoặc gây áp lực để FDA cấm sử dụng các loại thuốc thay thế đi từ dược thảo, cây trồng giúp họ duy trì thế độc quyền các sản phẩm điều trị ung thư tốn kém càng lâu càng tốt.

Duy Hùng

(Theo BIN)