Điện Kremlin và Tổng thống Pháp lần đầu lên tiếng về vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram
Thứ ba, 27/08/2024 07:54
Ngày 26/8, cả Điện Kremlin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều đã lần đầu tiên lên tiếng về vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram, tỷ phú người Nga Pavel Durov.
Trong một phát biểu đưa ra ngày 26/8, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nói rằng phía Liên bang Nga vẫn chưa biết người sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov bị Pháp cáo buộc tội gì khi bắt giữ tỷ phú này vào tối 24/8 bên ngoài Paris.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, nên cần chờ tình hình trở nên rõ ràng hơn, để xem chính xác là phía Pháp cáo buộc người sáng lập ứng dụng Telegram về tội gì trước khi bình luận thêm.
Trong khi đó, hãng tin TASS dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết Đại sứ quán nước này tại Pháp đã thực hiện các bước cần thiết để làm rõ tình hình xung quanh vụ bắt giữ tỷ phú Pavel Durov.
Xem video người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nói về vụ bắt giữ người sáng lập ứng dụng Telegram, tỷ phú Pavel Durov. Nguồn: Reuters
Về phía Pháp, cùng ngày, Tổng thống Emmanuel Macron đã phủ nhận việc bắt giữ nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram người Nga Pavel Durov mang động cơ chính trị, nhấn mạnh việc đưa ra phán quyết vụ án tùy thuộc vào các thẩm phán điều tra.
Trên mạng xã hội X, ông Macron chia sẻ: "Việc bắt giữ Chủ tịch Telegram trên đất Pháp diễn ra như một phần của cuộc điều tra tư pháp đang được triển khai. Đây không phải là quyết định chính trị. Việc đưa ra phán quyết về vấn đề này tùy thuộc vào các thẩm phán", đồng thời khẳng định ông đã đọc được "thông tin sai lệch" liên quan đến vai trò của Pháp trong vụ án này.
Theo hãng tin Reuters, tuyên bố nêu trên của ông Macron tương đương với xác nhận chính thức đầu tiên về vụ bắt giữ tỷ phú Durov, gần hai ngày kể từ khi nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram bị giam giữ tại sân bay Le Bourget bên ngoài Paris ngay sau khi hạ cánh trên một chiếc máy bay phản lực tư nhân đến từ Azerbaijan.
Trong khi đó, một phát ngôn viên cảnh sát nói với Reuters rằng tỷ phú Durov đang bị các cơ quan tội phạm mạng và gian lận quốc gia điều tra vì không hợp tác về tội phạm mạng và tài chính trên Telegram, đồng thời cho biết thêm là tỷ phú Durov vẫn đang bị giam giữ.
Xem video Tổng thống Emmanuel Macron chia sẻ trên mạng xã hội X về vụ bắt giữ người sáng lập ứng dụng Telegram, tỷ phú Pavel Durov. Nguồn: Reuters
Liên quan tới vụ việc này, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc cùng ngày cho biết đã nắm được thông tin về vụ bắt giữ tỷ phú Pavel Durov nhưng hiện chưa thể đưa ra bình luận.
Trong thông báo, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc nêu rõ: “Ở giai đoạn điều tra này, chúng tôi không có đủ thông tin và sẽ còn quá sớm để chúng tôi đưa ra bình luận”.
Trước đó, tỷ phú Pavel Durov, 39 tuổi, được mệnh danh là "Mark Zuckerberg của Nga", có quốc tịch Pháp và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã bị bắt giữ tại Pháp để phục vụ một cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát tập trung vào cáo buộc ứng dụng Telegram thiếu các biện pháp kiểm duyệt.
Theo ước tính của Forbes, tỷ phú Durov có khối tài sản trị giá 15,5 tỷ USD. Còn ứng dụng Telegram do tỷ phú này sáng lập có gần 1 tỷ người dùng, đặc biệt có ảnh hưởng ở Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây.
Vào tháng 4 vừa qua, tỷ phú Durov cho biết một số chính phủ đã tìm cách gây sức ép với ông, nhưng ứng dụng này nên vẫn là một nền tảng trung lập chứ không phải là "một thế lực địa chính trị".
Điện Kremlin và Tổng thống Pháp lần đầu lên tiếng về vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram
Thứ ba, 27/08/2024 07:54
Ngày 26/8, cả Điện Kremlin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều đã lần đầu tiên lên tiếng về vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram, tỷ phú người Nga Pavel Durov.
Ông Putin nói, nếu Mỹ và đồng minh cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa để tấn công bên trong lãnh thổ Nga, Nga sẽ buộc phải tiến hành điều mà Tổng thống Putin gọi là "những quyết định tương xứng" để ứng phó, bởi điều này đồng nghĩa NATO, Mỹ và các nước châu Âu bước vào một cuộc chiến tranh với Nga.
Ngày 13-11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã gặp nhau tại Nhà Trắng nhằm thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng cả trong nước và quốc tế cũng như việc chuyển giao quyền lực suôn sẻ.
Cuộc bầu cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ đã khép lại với chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa- cựu Tổng thống Donald Trump. NATO thấp thỏm về an ninh châu Âu và liên minh hỗ trợ Ukraine, các thị trường trên thế giới lo ngại những trở ngại thương mại khi ông Trump trở lại nắm quyền nền kinh tế số một thế giới.
Trưa 6-11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.
Những lá phiếu trực tiếp đầu tiên của trong ngày bầu cử Mỹ năm 2024 được bỏ tại Dixville Notch, bang New Hampshire bởi theo truyền thống, cử tri ở đây sẽ bỏ phiếu vào đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông, tương ứng 12h trưa cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales tuyên bố ông vừa thoát chết trong một vụ ám sát và cáo buộc chính quyền của Tổng thống Luis Arce có dính líu đến vụ việc này.
Ông Trump hôm 20/10 có mặt tại một cửa hàng McDonald's ở ngoại ô Philadelphia nhằm phản bác lời khẳng định của đối thủ Kamala Harris rằng bà đã làm việc tại một chi nhánh của chuỗi nhà hàng này ở California trong những năm đại học.
Quân đội Israel đã công bố đoạn video từ thiết bị bay không người lái, cho thấy những hình ảnh của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, người mà trước đó Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố là đã bị tiêu diệt.