Những nỗi lo khi ông Trump trở lại

Thứ sáu, 08/11/2024 08:55
Cuộc bầu cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ đã khép lại với chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa- cựu Tổng thống Donald Trump. NATO thấp thỏm về an ninh châu Âu và liên minh hỗ trợ Ukraine, các thị trường trên thế giới lo ngại những trở ngại thương mại khi ông Trump trở lại nắm quyền nền kinh tế số một thế giới.

NATO, Ukraine thấp thỏm ngày ông Trump trở lại

Sau khi ông Trump giành chiến thắng trước đối thủ Đảng Dân chủ Kamala Harris và chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, các quan chức châu Âu nhanh chóng gửi lời chúc mừng đến ông. "Sự lãnh đạo của ông ấy một lần nữa là chìa khóa giữ cho liên minh của chúng ta mạnh mẽ. Tôi trông đợi được làm việc với ông ấy để thúc đẩy hòa bình thông qua NATO", Tổng thư ký NATO Mark Rutte chúc mừng. Lãnh đạo Pháp, thành viên chủ chốt của NATO ở châu Âu, cũng nhanh chóng chúc mừng "Tổng thống Donald Trump". Thủ tướng Anh Keir Starmer thì gọi đây là "chiến thắng lịch sử" của ông Trump, đồng thời khẳng định tính bền chặt của mối quan hệ Anh - Mỹ.

Những lời đón chào dành cho sự trở lại của ông Trump dường như nhằm che đi nỗi lo lắng của các thành viên NATO về những gì chính quyền ông Trump có thể làm đối với an ninh châu Âu, đặc biệt là xung đột Ukraine- Nga. Ông Trump từng khiến các đồng minh NATO chấn động khi tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng Mỹ sẽ không bảo vệ các thành viên không chi tiêu đủ cho ngân sách quốc phòng theo mức cam kết 2% GDP. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump cũng nhiều lần chỉ trích đồng minh về vấn đề này, thậm chí đe dọa rút khỏi NATO nếu họ không đóng góp nhiều hơn. Một số quan chức châu Âu cảnh báo, khi lên nắm quyền, ông Trump sẽ tiếp tục đưa ra nhiều bình luận gây hoài nghi về cam kết của Mỹ đối với điều khoản phòng thủ tập thể của NATO, qua đó làm "suy yếu liên minh".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và ông Donald Trump trong cuộc gặp hôm 27-9 tại New York (Mỹ). Ảnh: Reuters

Đối với Ukraine, quốc gia đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến với Nga, bức tranh tương lai có thể ảm đạm hơn. Ông Trump đã phản đối việc Mỹ "hỗ trợ vô hạn" cho Ukraine và cam kết nhanh chóng đạt thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt xung đột. Trong bài phát biểu đêm 6-11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gọi ông Trump là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ với hy vọng thuyết phục vị tổng thống Mỹ vừa tái đắc cử không từ bỏ sự ủng hộ dành cho Kiev trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình với Nga.

Theo Reuters, ông Trump là người đã chỉ trích quy mô hỗ trợ quân sự và tài chính của Mỹ cho Kiev và cam kết sẽ kết thúc nhanh chóng cuộc xung đột với Nga. Chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống đã đặt ra những câu hỏi về tương lai của sự hỗ trợ từ Mỹ, vốn đã đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của Ukraine trong cuộc đối đầu với một đối thủ lớn hơn và được trang bị tốt hơn nhiều.

Trong một diễn biến liên quan tới cuộc chiến ở Ukraine, một số binh sĩ được hãng tin Reuters khảo sát đã bày tỏ sự ủng hộ đối với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói rằng họ hy vọng ông có thể kết thúc cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng những người khác thì cho rằng tân tổng thống Mỹ "sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp". Cũng có binh sĩ lại tỏ ra không quan tâm tới ai làm tổng thống Mỹ mà với họ, "điều quan trọng là viện trợ và niềm tin vào chiến thắng của chúng tôi".

Những nền kinh tế chịu tác động mạnh

Các đối tác thương mại lớn của Mỹ như Trung Quốc, Mexico, Liên minh châu Âu (EU), được dự báo chịu nhiều thiệt hại vì chính sách bảo hộ của ông Trump.

Lời cảnh báo của ông Trump trong việc áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mức thuế này cao hơn nhiều so với mức 7,5% - 25% được áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, trong khi nền kinh tế Trung Quốc hiện đang ở trạng thái dễ bị tổn thương hơn nhiều.

Mexico, quốc gia đã vượt Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ, cũng dễ bị tổn thương mặc dù đã ký một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ và Canada trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Trong buổi vận động tranh cử tại Wisconsin ngày 6-10, Ông Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế, gồm mức thuế 200% đối với ô-tô nhập khẩu từ Mexico, để hỗ trợ ngành ô-tô trong nước. Đầu tuần này, ông Trump cũng tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu 25-100% với sản phẩm từ Mexico, trừ phi nước láng giềng phía nam hạn chế dòng người di cư qua biên giới. Ông cũng cảnh báo có thể áp dụng mức thuế tương tự đối với ô-tô từ các quốc gia châu Á và châu Âu. Mục tiêu của ông Trump là ngừng nhập khẩu ô-tô từ Trung Quốc, song ông mở cửa cho các nhà sản xuất ô-tô Trung Quốc xây dựng các nhà máy ở Mỹ.

Nhà sản xuất ô-tô Nhật Bản Honda ngày 6-11 cảnh báo về tác động cực kỳ lớn đến hoạt động xuất khẩu của họ sang Mỹ từ các nhà máy ở Mexico nếu ông Trump thực hiện cam kết trên. Ông Shinji Aoyama, Giám đốc điều hành của Honda, cho biết công ty này sản xuất khoảng 200.000 xe/năm tại Mexico, trong đó 80% lượng xe xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ông Aoyama lưu ý rằng nếu Mỹ áp thuế đối với ô-tô nhập khẩu từ Mexico, Honda sẽ phải xem xét việc chuyển nơi sản xuất.

Số liệu của Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho thấy năm ngoái, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa EU. Kim ngạch thương mại hàng hóa, dịch vụ song phương khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã áp thuế 10% và 25% lần lượt với nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ với lý do an ninh quốc gia. Hiện tại, nếu Mỹ tăng thuế lên 10% với tất cả hàng hóa, kinh tế châu Âu có thể chịu cú sốc lớn. Theo ngân hàng ABN AMRO (Hà Lan), thiệt hại với GDP khu vực đồng euro sẽ tương tự cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra năm 2022. Báo cáo của Viện kinh tế IW (Đức) chỉ ra nếu ông Trump áp thuế nhập khẩu 20% với hàng từ EU và khối này cũng áp thuế trả đũa, GDP eurozone dự kiến giảm 1,3% năm 2027 và 2028.

Các quốc gia xuất khẩu của châu Âu, dẫn đầu là Đức, sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu ông Trump thắt chặt các hạn chế thương mại như đã tuyên bố. Chủ tịch Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức), Moritz Schularick, mô tả nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump sẽ là "thời khắc kinh tế khó khăn nhất" trong lịch sử hậu chiến của Đức. Ông cho rằng Đức đã không chuẩn bị để đối phó với những thách thức về chính sách thương mại mà nước này sẽ sớm phải đối mặt.

Thị trường toàn cầu biến động mạnh

Ngày 6-11, các mặt hàng chính trên thế giới, từ dầu khí đến kim loại và ngũ cốc, đã giảm giá khi đồng USD tăng giá mạnh sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Giá dầu thô đã giảm hơn 2% do áp lực từ đợt tăng giá của đồng USD. Cụ thể dầu WTI giao dịch ở mức 70,16 USD/thùng giảm 2,54% trong khi dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1 cũng giảm 2,34% xuống 73,76 USD/thùng. Các kim loại quý cũng giảm, với vàng giao ngay trượt giá 2,4% xuống 2.678,24 USD/ounce. Trong khi bạc giảm 3,8% và đồng mất tới 4,4%. Theo xu hướng chung, giá các loại ngũ cốc như ngô, bột mì cũng giảm từ 0,16 - 1,62% trong phiên giao dịch đang diễn ra. Giá hàng hóa bắt đầu giảm từ đêm 5-11 khi các nhà giao dịch bắt đầu đánh giá khả năng ông Trump giành chiến thắng mang theo các nguy cơ về căng thẳng thương mại, gián đoạn kinh tế, nguồn cung dầu mỏ và việc đảo ngược nhiều chính sách.

Kết quả kiểm phiếu cuối cùng

Ngày 6-11, hãng tin Fox News dẫn nguồn tin từ Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết tất cả 50 bang của Mỹ đã hoàn thành công tác kiểm phiếu và công bố kết quả chung cuộc.

Ông Trump đã giành chiến thắng với 312 phiếu đại cử tri, trong bà Harris nhận được 226 phiếu đại cử tri. Theo luật định, một ứng cử viên cần nhận tối thiểu 270 phiếu trên tổng số 538 phiếu đại cử tri để đắc cử Tổng thống Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đã chiến thắng tuyệt đối tại 7 bang chiến địa năm nay và giành trọn 93 phiếu đại cử tri. Về số phiếu phổ thông, ông Trump nhận được 72,9 triệu phiếu, bỏ xa bà Harris với 68,2 triệu phiếu. Đây là lần đầu tiên ông giành được nhiều phiếu bầu phổ thông hơn các ứng cử viên đảng Dân chủ.

Dự kiến, đại cử tri đoàn của các bang sẽ nhóm họp ngày 17-12 tới để bỏ phiếu đại cử tri chính thức bầu ứng cử viên Donald Trump làm Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Kết quả bỏ phiếu đại cử tri sẽ được công bố vào ngày 6-1-2025 và ông Trump tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol ngày 20-1-2025.

Ngoài chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, đảng Cộng hòa cũng đã tái lập thế đa số tại Thượng viện với ít nhất 52/100 ghế thượng nghị sĩ, trong khi công tác kiểm phiếu vẫn chưa hoàn tất. Kết quả bầu cử Hạ viện dự kiến được công bố trong ít ngày tới.

AN BÌNH

Nước Mỹ chọn ông Donald Trump là tổng thống thứ 47

Trưa 6-11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Ông Trump thắng 2 bang chiến trường, bà Harris hẹp cửa chiến thắng

Dự đoán của các hãng tin cho thấy ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng ở 2 bang chiến trường quan trọng là North Carolina và Georgia.

Ông Trump “nhuộm đỏ” các bang chiến địa

Ứng cử viên tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa đã có màn

Những nỗi lo khi ông Trump trở lại

Thứ sáu, 08/11/2024 08:55
Cuộc bầu cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ đã khép lại với chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa- cựu Tổng thống Donald Trump. NATO thấp thỏm về an ninh châu Âu và liên minh hỗ trợ Ukraine, các thị trường trên thế giới lo ngại những trở ngại thương mại khi ông Trump trở lại nắm quyền nền kinh tế số một thế giới.
Đã copy mã nhúng
Link chia sẻ
Đã copy link chia sẻ

Nước Mỹ chọn ông Donald Trump là tổng thống thứ 47

Trưa 6-11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Cập nhật: Ông Trump và bà Harris hòa nhau 3-3 ở điểm bỏ phiếu đầu tiên

Những lá phiếu trực tiếp đầu tiên của trong ngày bầu cử Mỹ năm 2024 được bỏ tại Dixville Notch, bang New Hampshire bởi theo truyền thống, cử tri ở đây sẽ bỏ phiếu vào đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông, tương ứng 12h trưa cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Israel tung video đột kích miền Bắc Lebanon, bắt nhân vật quan trọng của Hezbollah

Cuối ngày 2/11, quân đội Israel tuyên bố đột kích vào miền Bắc Lebanon, bắt giữ một người được cho là quan chức quan trọng của Hezbollah.

Video cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales thoát chết trong vụ ám sát táo tợn

Cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales tuyên bố ông vừa thoát chết trong một vụ ám sát và cáo buộc chính quyền của Tổng thống Luis Arce có dính líu đến vụ việc này.

Xem ông Trump chiên khoai tây và bán hàng tại McDonald's

Ông Trump hôm 20/10 có mặt tại một cửa hàng McDonald's ở ngoại ô Philadelphia nhằm phản bác lời khẳng định của đối thủ Kamala Harris rằng bà đã làm việc tại một chi nhánh của chuỗi nhà hàng này ở California trong những năm đại học.

Video hiện trường vụ tấn công tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar ở Dải Gaza

Quân đội Israel đã công bố đoạn video từ thiết bị bay không người lái, cho thấy những hình ảnh của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, người mà trước đó Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố là đã bị tiêu diệt.

Video: Bão Milton càn quét Florida - Mỹ, cảnh báo lũ quét quy mô lớn

Tuy đã hạ cấp nhưng bão Milton vẫn được đánh giá là một cơn bão “cực kỳ nguy hiểm” khi đổ bộ bang Florida của Mỹ.

Thủ tướng Israel 'thề' bắt Iran trả giá, Tehran dọa đáp trả dữ dội hơn

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Iran 'đã phạm sai lầm lớn và sẽ phải trả giá' vì vụ tấn công quy mô lớn bằng tên lửa vào nước này tối 1/10.

Khoảnh khắc Mỹ bắt giữ nghi phạm ám sát hụt ông Trump

Cảnh sát Florida, Mỹ công bố đoạn video ghi lại cảnh bắt giữ Ryan Wesley Routh, người bị cáo buộc có kế hoạch ám sát ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump.

Điện Kremlin và Tổng thống Pháp lần đầu lên tiếng về vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram

Ngày 26/8, cả Điện Kremlin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều đã lần đầu tiên lên tiếng về vụ bắt giữ nhà sáng lập Telegram, tỷ phú người Nga Pavel Durov.