Xúc động, thiêng liêng Lễ cầu siêu 512 nhà báo liệt sĩ

Thứ sáu, 19/07/2024 09:15

Nằm trong chuỗi hoạt động chương trình hoạt động xã hội “Thắp sáng ngọn lửa tri ân - năm 2024”, tối 17-7, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ cầu siêu các liệt sĩ là nhà báo, phóng viên tại chùa Âu Lạc, xã Hưng Lộc, TP Vinh (Nghệ An).

Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng 10 suất quà cho các em học sinh có điều kiện khó khăn học giỏi.
Lễ cầu siêu 512 nhà báo liệt sĩ tại Chùa Âu Lạc, TP Vinh (Nghệ An).
Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng 10 suất quà cho các em học sinh có điều kiện khó khăn học giỏi.

Đây là ngôi chùa duy nhất trong cả nước thờ tự 512 liệt sĩ là nhà báo, phóng viên hy sinh khi đang tác nghiệp tại chiến trường và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Các nhà báo chiến sĩ đã cống hiến tuổi thanh xuân để những dòng tin, bức ảnh, thước phim về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập, hòa bình, tự do của Tổ quốc được lan tỏa khắp trong nước và thế giới.

Ghi nhớ công lao của các liệt sĩ nhà báo, nhà báo Trần Văn Hiền - nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An đã dành hơn 15 năm để thu thập tư liệu, lập được danh sách 512 anh hùng liệt sĩ nhà báo anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, đưa về thờ tự tại chùa Âu Lạc.

Tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà báo Trần Văn Hiền, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An, quý vị tăng ni, phật tử chùa Âu Lạc. Ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh, nhà báo có vai trò đầu nguồn thông tin nhưng nhà báo trong chiến tranh thì càng khốc liệt, sự sống và cái chết hết sức mong manh.

Để có được những hình ảnh, thước phim trong mưa bom bão đạn, các phóng viên, nhà báo phải đánh đổi bằng tính mạng của mình. Họ không những cầm máy tác nghiệp mà còn cầm súng để chiến đấu với kẻ thù. Những đóng góp to lớn của các liệt sĩ nhà báo là tấm gương sáng, là sự nhắc nhở đối với mỗi nhà báo hôm nay phải nỗ lực hơn nữa, quyết tâm vượt qua khó khăn, không ngừng sáng tạo, đổi mới, chuyên nghiệp và bứt phá, đóng góp tích cực cho sự nghiệp Báo chí cách mạng Việt Nam.

Tại buổi lễ, Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng 10 suất quà cho các em học sinh có điều kiện khó khăn học giỏi; tặng Kỷ niệm chương cho Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì chùa Âu Lạc và nhà báo Trần Văn Hiền.

Dương Hóa

Bộ tranh “Hồi sinh”, chạm sâu trái tim

Triển lãm tranh “Hồi sinh” không nhằm đánh thức những ký ức đau thương về một thời bom đạn, mà để nhìn lại một cách trung thực những điều đã xảy ra trong quá khứ, để thấy rằng nơi từng là “vùng đất lửa” Quảng Trị đã chuyển mình ra sao sau chừng ấy năm. Sự kiện này vô cùng ý nghĩa, góp phần vào thành công Lễ hội Vì Hòa bình 2024 đang diễn ra.

Kể chuyện tác nghiệp “mảng hình sự ”

Là phóng viên báo ngành, chúng tôi có “đặc quyền” hơn các đồng nghiệp là được tham gia trực tiếp cùng lực lượng Công an phòng chống tội phạm. Từ đây, nhiều chuyện vui buồn trong quá trình thực tế tác nghiệp hiện trường được chúng tôi ghi nhận, xem như là động lực để bản thân tiếp tục cống hiến, lan tỏa những hy sinh, vất vả của đồng đội trên trận tuyến đấu tranh phòng chống tội phạm...

Một tài liệu quý về Báo chí Cách mạng lần đầu công bố

Nếu tính từ năm 1865 với sự ra đời của Gia Định Báo, đến nay đã hơn 150 năm nhưng chúng ta vẫn chưa có từ điển thư tịch báo chí Việt Nam. Một công việc không dễ dàng, bởi do đặc thù ra đời của nhiều tờ báo mà hiện nay không còn lưu trữ, thậm chí ngay cả tên gọi của nó, người ta cũng không biết đến. Nếu biết cũng phải “trầy vi tróc vẩy”

Báo chí luôn đồng hành, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của Đà Nẵng

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo chí, truyền thông trên địa bàn là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Thời gian qua, Đà Nẵng đã tích cực, chủ động kết nối với các cơ quan báo chí; kịp thời cung cấp thông tin chính thống để thực hiện tuyên truyền đảm bảo chính xác, khách quan, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.