2015 cho Đông Á

Thứ bảy, 14/02/2015 09:38

(Cadn.com.vn) - Đông Á đang trở thành tâm điểm của cả thế giới với cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông và những diễn biến nóng bỏng trên bán đảo Triều Tiên. Vậy Đông Á sẽ ra sao trong thời gian tới?

1. Trong chính sách khu vực, ít quan tâm đến thỏa hiệp

Trung, Nhật và Hàn hiện đang bị thống trị bởi chủ nghĩa dân tộc và bảo thủ mà giới phân tích cho rằng, các bên vì thế có rất ít lý do để thỏa hiệp với những nước khác trong khu vực.

Vì vậy, miễn là Mỹ vẫn tiếp tục hiện diện ở Châu Á, không có nhiều áp lực ở bên ngoài để các bên thay đổi chính sách. Và có rất ít lý do để nghĩ rằng, trừ kiểu thảm họa khó lường đối với tình hình trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề lãnh thổ sẽ được giải quyết. Người ta dự đoán, tình hình Senkaku/Điếu Ngư sẽ tiếp tục làm nóng quan hệ Nhật –Trung. Người Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và cả biển Đông... Trong bối cảnh này, Triều Tiên vẫn còn là bộ đệm hữu ích cho Trung Quốc, do đó mối quan hệ đang “tạm đóng băng” giữa Bắc Kinh-Bình Nhưỡng sẽ không kéo dài dù nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ đến Moscow, trước khi đến Bắc Kinh, trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông.

Thủ tướng Abe tiếp tục chính sách dân tộc chủ nghĩa xét lại và ông sẽ không có những nhượng bộ cần thiết để bà Park đồng ý gặp ông. Thủ tướng Abe có thể tái đắc cử, nhiệm kỳ Tổng thống của bà Park vẫn còn 3 năm nữa và Chủ tịch Tập có lẽ vẫn còn 8 năm nữa. Và vì vậy những xung đột này sẽ đứng trước nguy cơ kéo dài.

Tương lai Đông Á đang phụ thuộc phần lớn vào phản ứng của Nhật – Trung-Hàn.

2. Chính trị nội bộ

Tại Nhật Bản, ông Abe thể hiện sự đau đớn và không muốn để mất “mũi tên thứ ba” về gói kích thích kinh tế mang tên Abenomics. Ông chỉ đơn giản không đủ can đảm chính trị để làm cú sốc cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang tụt dốc. Tại Hàn Quốc, cuộc bầu cử vốn đưa một nữ chính trị gia lên làm tổng thống và sau đó là bi kịch chìm phà Sewol mở ra cơ hội cho làn sóng cải cách trong nước. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Các tập đoàn gia đình (chaebol) Hàn Quốc vẫn thống trị chính trị và kinh tế. Dự đoán, nếu cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và cuộc Đại suy thoái không thể phá vỡ thế thống trị của các “gia đình trị” tại Hàn Quốc và Nhật Bản, liệu điều gì sẽ xảy ra...

3. Trung Quốc: Ứ đọng và sau đó là khủng hoảng?

Trung Quốc có lẽ là nỗi thất vọng lớn nhất. Một nền kinh tế đang đi xuống và bóng ma của cuộc biểu tình ở Hồng Kông đang phủ bóng đen lên tương lai năm 2015 của nước này dù Bắc Kinh thực hiện điều chỉnh chính sách đối ngoại lớn nhất trong 25 năm qua.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bận rộn với cuộc chiến chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi”. Ngoài ra, ông Tập có những thay đổi lớn về chính sách của Trung Quốc, cả ở trong và ngoài nước. Thay vì thách thức trực tiếp các tổ chức quốc tế hiện hành hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng tạo ra nền tảng mới mà Bắc Kinh có thể kiểm soát hay gây ảnh hưởng đáng kể. Thông qua những sáng kiến mới, Bắc Kinh tạo ra môi trường quốc tế mới, thuận lợi hơn cho Trung Quốc, nhằm hạn chế áp lực chiến lược của Mỹ. Bề ngoài, có thể thấy, mục đích duy nhất của Bắc Kinh là phát triển kinh tế hơn nữa qua các sáng kiến kinh tế và thương mại thuần túy. Nhưng sâu bên trong, Bắc Kinh đang cố gắng nỗ lực vì an ninh quốc gia và những mục tiêu dài hạn chiến lược. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, cuối cùng, các chính sách của Bắc Kinh sẽ bị ứ đọng lại và có thể lại khiến nước này rơi vào khủng hoảng.

Khả Anh