Bí mật đằng sau chính sách “Ánh dương”
(Cadn.com.vn) - Kim Kisam - cựu điệp viên của Cơ quan tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 26-1 đã đánh bại nỗ lực của chính quyền Mỹ trong việc dẫn độ ông ta về Hàn Quốc để chịu án tù. Kim Kisam chính là người đã từng làm rúng động chính trường Hàn Quốc và cả thế giới khi tiết lộ khoản tiền hoa hồng mà chính quyền Tổng thống Kim Dae-jung dành cho Bình Nhưỡng để đổi lại việc quốc gia miền Bắc đồng ý tham dự Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lịch sử hồi tháng 6-2000. Sau hội nghị này, Tổng thống Kim Dae-jung cũng được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình vì những nỗ lực không mệt mỏi cho hòa bình liên Triều thông qua chính sách “Ánh dương”.
Chính sách “Ánh dương”
Chính sách “Ánh dương” được Tổng thống Kim Dae-jung khởi xướng năm 1998, chú trọng thúc đẩy hợp tác hòa bình, tiến tới hòa giải và thống nhất hai miền Triều Tiên. Ông đề ra phương châm thống nhất theo ba giai đoạn gồm: tự chủ, hòa bình và dân chủ. Trong giai đoạn 1, hai miền Triều Tiên sẽ thành lập thống nhất thành liên bang. Giai đoạn 2, liên bang sẽ bao gồm chính quyền tự trị các khu vực Bắc và Nam và tiến tới giai đoạn 3, hai miền có thể chọn một trong hai phương thức thành lập một chính phủ trung ương tập quyền hoặc chính phủ tự trị theo khu vực.
Mục tiêu chủ yếu của chính sách này là “làm mềm” thái độ của CHDCND Triều Tiên đối với Hàn Quốc thông qua các hoạt động trao đổi và hỗ trợ kinh tế. Vì vậy, các Cty Hàn Quốc được phép bắt đầu các dự án ở miền Bắc. Ngày 13-6-2000, cả thế giới nín thở theo dõi cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên kể từ khi xảy ra chiến tranh liên Triều (1950-1953). Tại hội nghị diễn ra tại Bình Nhưỡng, người ta bắt gặp những hình ảnh tươi cười thân mật giữa Chủ tịch Kim Jong-Il và Tổng thống Kim Dae-jung và tràn trề hy vọng sáng sủa cho tương lai bán đảo Triều Tiên. Sau cuộc gặp, hai bên đã đồng ý cho mở lại các văn phòng liên lạc biên giới ở làng đình chiến
![]() |
Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-Il (trái) ra sân bay đón Tổng thống Hàn Quốc |
Có thể thấy rằng, trong những năm đó, “hai ông Kim” - lãnh đạo Kim Jong-Il của CHDCND Triều Tiên và Tổng thống Kim Dae-jung của Hàn Quốc - trở thành biểu tượng hòa bình và ổn định. Năm 2003, Khu Công nghiệp chung
Tiết lộ gây sốc
Năm 2002, Kim Kisam rời Hàn Quốc đến Mỹ, xin tị nạn sau khi tiết lộ nhiều thông tin bí mật cho các phương tiện truyền thông Hàn Quốc.
Điểm mấu chốt của những tiết lộ này là việc chính phủ Tổng thống Kim Dae-jung đã “mua” hội nghị thượng đỉnh liên Triều lịch sử năm 2000 với giá ít nhất là 1,5 tỷ USD, chuyển thẳng vào tài khoản của chính phủ Bình Nhưỡng với vai trò trung gian của Tập đoàn Hyundai. Cùng thời điểm này,
Trong cuốn sách này, ông Kim Kisam cũng cho rằng, toàn bộ số tiền nhận được từ Seoul, Bình Nhưỡng đã dùng để phát triển vũ khí hạt nhân. Cũng có nguồn tin cho rằng, CHDCND Triều Tiên đã gia tăng đáng kể kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình trong thời gian Hàn Quốc triển khai chính sách “Ánh Dương”, và giờ đây Bình Nhưỡng được báo cáo đang sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhờ nguồn tiền mà Seoul cung cấp từ chính sách “Ánh dương”.
Theo Hiệp định khung năm 1994 ký tại Geneve (Thụy Sĩ), CHDCND Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân của mình nếu được cung cấp các lò phản ứng nước nhẹ. Mọi việc có vẻ tiến triển. Tuy nhiên, năm 2002, Bình Nhưỡng bất ngờ tuyên bố, họ vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân. Từ năm 2009, Bình Nhưỡng bắt đầu thử bom hạt nhân. Ngay sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-Il qua đời hồi tháng 12-2011, tờ báo của đảng Lao động Triều Tiên Rodong Sinmun cho rằng, chương trình hạt nhân là “di sản lớn nhất” của ông này. Năm 2010, Bộ thống nhất Hàn Quốc cho công bố Sách trắng mới với tuyên bố chính sách “Ánh dương” đã thất bại. Quan hệ liên Triều rơi vào thời kỳ “hoàng hôn” khi Tổng thống Lee Myung-bak lên nắm quyền ở Hàn Quốc. Mối quan hệ này trong thời gian gần đây càng căng như dây đàn và có nguy cơ rơi vào xung đột bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được những thành quả quan trọng của chính sách “Ánh dương”. Chính nó đã đem lại một sức sống mới cho những nỗ lực đảm bảo hòa bình một cách lâu dài và bền vững ở khu vực luôn nóng bỏng này, góp một phần đưa hai miền xóa bỏ một ít khoảng cách của hàng chục năm thù nghịch sau cuộc chiến đẫm máu 1950-1953.
Thanh Văn
(Theo BBC,