“Bóng ma” Bhopal
(Cadn.com.vn) - Thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử xảy ra tại Bhopal, bang Madhya Pradesh vẫn như bóng ma ám ảnh lên sự phát triển đầy kỳ tích của Ấn Độ, gần 3 thập kỷ đi qua.
Thảm họa xảy ra khi một bể chứa nhà máy thuốc trừ sâu của Cty Union Carbide India Limited (UCIL)- một Cty con thuộc sở hữu của Tổng Cty Union Carbide (UCC) của Mỹ bị rò rỉ. 25.000 người thiệt mạng, hàng ngàn người khác bị tàn phế, gây nên nỗi kinh hoàng cho thế giới. Nhiều người gọi nó là “
Sau đó, chính phủ Ấn Độ và Cty hóa chất Dow Chemicals, đơn vị đã mua lại Union Carbide vào năm 1999, nhận trách nhiệm xử lý sạch khu vực nhà máy. Tuy nhiên, cho đến nay, hàng trăm chất thải nguy hại vẫn đang đợi được xử lý. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khu vực này vẫn có khả năng gây chết người. Tháng 7-2011, dưới áp lực mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông và các nhóm hoạt động môi trường, Tòa án Tối cao Jabalpur đã yêu cầu chính quyền New Delhi đốt cháy các chất độc hại. Khoảng 350 tấn chất thải độc hại dự kiến được đưa đến tiêu hủy tại Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) cách Nagpur 30km. Nhưng kế hoạch này gặp phải sự phản đối của một nhóm môi trường địa phương với lý do nhà máy xử lý chất thải của DRDO đang hoạt động mà không phép. Cuối cùng, mọi việc một lần nữa lại bị chìm vào “quên lãng”.
Những nạn nhân sống sót sau thảm họa Bhopal. Ảnh: The Hindu |
Trong tháng 2 này, vấn đề chất thải độc hại Bhopal một lần nữa nhận được sự quan tâm khi Ban kiểm soát ô nhiễm Trung ương (CPCB) quyết định vận chuyển bằng tàu thủy các chất độc hại đến Trung tâm quản lý chất thải Mumbai ở Taloja, cách đó 784km để xử lý. Tuy nhiên chính quyền
Sự thất bại liên tiếp của chính quyền trung ương và chính quyền bang Madhya Pradesh trong vấn đề xử lý chất thải độc hại của Union Carbide đặt ra những câu hỏi về trách nhiệm. Các nhà sinh thái học lập luận rằng, là người gây ra ô nhiễm, UCIL phải chịu trách nhiệm đầy đủ đối với thảm họa. Trong khi đó, các nhà phê bình lại cho rằng, chính quyền bang Madhya Pradesh đáng bị khiển trách vì không áp dụng Đạo luật Bảo vệ Môi trường năm 1986 và Đạo luật Phòng chống và kiểm soát ô nhiễm năm 1974, trong đó có quy định những hình phạt đối với Cty Dow Chemicals.
Cho đến khi nào vẫn chưa xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai, những chất thải độc hại của thảm họa
An Bình