Bước qua giông bão cuộc đời

Thứ bảy, 17/03/2018 13:03

Từng dính vào ma túy và phải đánh đổi bằng bản án 9 năm tù nhưng chị La Thị Vượng (trú xã Tam Quang, H. Tương Dương, Nghệ An) vẫn kiên gan bước qua giông bão để làm lại từ đầu. Cuộc đời thực sự nở hoa và khoe sắc khi chị có một gia đình hạnh phúc, trở thành bà chủ của mô hình kinh tế chăn nuôi kết hợp trồng rừng được đánh giá là có hiệu quả vào bậc nhất xã Tam Quang.

(Chị Vượng trải lòng về cuộc đời.)

Quá khứ lầm lỗi Gia đình chị La Thị Vượng trước đây sống ở xã Yên Na, H. Tương Dương. Công việc chính của chị là hằng ngày ra chợ trung tâm xã lấy hàng hóa, thực phẩm chất lên xe máy đi bán dạo ở các bản. Vất vả với nghề, đi sớm về khuya bươn chải mưu sinh nhưng cũng giúp gia đình chị có cuộc sống tạm gọi là đủ. Thế nhưng, ước vọng có thật nhiều tiền để sống khá giả hơn đã khiến chị sa chân vào lầm lỡ. “Hồi đó, nghe người ngoài rủ rê đi xách thuê ma túy, công việc nhẹ nhàng mà lại có được đồng tiền nhanh chóng bằng công sức cả năm mình chạy xe máy bán hàng rong khiến tâm trí lao đao. Suy nghĩ nông cạn, tôi đã nhận lời tham gia và bị bắt trong chuyến hàng đầu tiên. Lúc bị bắt, đứa con trai mới hơn 13 tuổi, tôi thi hành án ở Trại giam Bình Điền (TT-Huế), bố mẹ già yếu, lại nghèo nên không có còn thi thoảng liên lạc, thông báo tình hình của gia đình nhưng sau đó cứ thưa dần rồi bặt vô âm tín. Sau này mới hay anh ấy đã đi lấy vợ khác” - chị La Thị Vượng trải lòng.

Những ngày tháng thi hành án ở trong trại, chị Vượng đã cố gắng lao động, cải tạo tốt để hoàn thiện bản thân. Sau 3 lần giảm án, năm 2009 chị được tha tù trước thời hạn 4 năm. Hạnh phúc khi được ra trại để giành lấy cơ hội làm lại cuộc đời nhưng ngày trở về chị vừa mừng, vừa tủi, vừa hồi hộp và lo lắng. Câu hỏi làm thế nào để làm lại cuộc đời khiến chị nhiều đêm mất ngủ, vắt óc suy nghĩ. Thời gian đầu mới ra trại, chị giam mình trong nhà, không đi đâu vì sợ những lời đàm tiếu, dị nghị.

Làm lại cuộc đời

Sau nhiều đêm thức trắng, chị đã tự giác ngộ được một điều rằng, phải cố gắng vực dậy khỏi vũng bùn để tự mình đứng lên. “Thời điểm đó, con trai chuẩn bị tốt nghiệp THPT nên cần phải có định hướng cho con, thực hiện nghĩa vụ đền đáp công ơn sinh thành của bố mẹ. Chỉ có bản thân mới tự chữa lành vết thương cho mình nên khi được Hội LHPN xã đứng ra bảo lãnh để vay thêm vốn trả số nợ cũ và lấy vốn phát triển kinh tế thì tôi đã nhờ bố vay thêm 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế” - chị Vượng nhớ lại.

Có vốn trong tay, chị Vượng quyết định mua 1 cặp bò, 7 con lợn giống bắt đầu gây dựng lại cuộc sống. Lứa lợn đầu tiên thành công, chị Vượng có vốn quay vòng. Lần này, chị quyết định nuôi lợn nái, việc chăm sóc có vất vả hơn nhưng bù lại, hiệu quả kinh tế lớn hơn trước. Nuôi lợn nái, vừa chủ động được nguồn lợn thịt giống, vừa bán con giống cho bà con trong vùng. Ban đầu cũng có nhiều khó khăn nhưng không khiến chị nản chí. Vừa chăm sóc đàn lợn, chị Vượng vừa chạy chợ kiếm thêm thu nhập. Ngoài phát triển chăn nuôi, chị còn trồng thêm 4ha keo và chăn nuôi thêm đàn bò 9 con. Số nợ ngân hàng đã được trả hết, hiện thu nhập hằng năm của chị Vượng đạt 60-80 triệu đồng.

“Chị Vượng là một điển hình về những người phụ nữ phát triển kinh tế giỏi. Ngoài sự nhanh nhẹn, dám nghĩ dám làm, chị còn rất siêng năng, chịu khó. Tờ mờ sáng đã chạy xe máy mang thực phẩm vào các bản bán. Trưa về rau cám cho đàn lợn nái. Chiều lại vào rừng chăm mấy héc-ta keo và gần chục con bò. Tối chị ấy còn tranh thủ sửa mấy chiếc quần áo cũ cho bà con lấy mấy đồng tiền công ít ỏi. Có thể nói, chị Vượng là tấm gương sáng để các chị em trong xã học tập” - chị Lô Thị Hà - Chủ tịch Hội LHPN xã Tam Quang cho biết.

Hanh phuc tiêp tuc mỉm cươi khi chị găp đươc ngươi đan ông đa tưng môt lân đô vơ hôn nhân la anh Lương Văn Nam (1964). Như hai manh vơ ghep lai va tư lam lanh cho nhau, anh Nam chung tay phat triên kinh tê vơi chị, chịu trach nhiêm trông coi đan bo và 4ha keo. Giơ đây, gia đình chị Vương đa co nguôn thu ôn định, kinh tê gia đình thuôc vaò loai kha trong vung

Chị Lô Thị Kim Oanh - Phó Chủ tịch Hội LHPN H. Tương Dương cho biết: Mô hình kinh tế chăn nuôi - trồng rừng của chị Vượng phải nói là rất có hiệu quả. Đây cũng là một trong những mô hình điểm của Hội trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế dành cho những người một thời lầm lỡ mà huyện, hội kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác triển khai trên địa bàn”.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, giờ đây chị La Thị Vượng đã trở thành bà chủ của một trang trại chăn nuôi, trồng rừng với một gia đình nhỏ hạnh phúc với chồng, con, cháu nội. “Có được như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương và Hội Phụ nữ xã. Giờ mình phải sống thật tốt và xứng đáng với sự yêu thương và tin tưởng của mọi người” - chị Vượng cười tươi.

D.HÓA