Châu Âu phải giúp Mỹ xoay trục Châu Á

Thứ ba, 10/06/2014 09:42

(Cadn.com.vn) - Dù đang bận rộn với hàng tá vấn đề nội bộ từ kinh tế đến chính trị, nhưng các nước Châu Âu có thể giúp Mỹ rất nhiều trong chiến lược xoay trục Châu Á-Thái  Bình Dương.

Các đồng minh Châu Âu của Mỹ thật sự đang rất lo ngại cho chiến lược xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương của Nhà Trắng. Một cảm giác bị bỏ rơi.

Đó là lý do Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi cuối tuần trước đã trở lại Châu Âu chỉ sau 2 tháng nhằm trấn an các đồng minh và tái khẳng định các cam kết của Washington. Vậy Châu Âu có thể làm gì để vừa đáp lại thịnh tình của Washington vừa có thể tự mình xoay xở lúc “trái gió trở trời”?

Radar nổi X-band (SBX 1) của Mỹ được triển khai tại đảo Hawaii, một phần quan trọng
trong chiến lược xoay trục của Mỹ ở Châu Á. Ảnh: AFP

1. Hãy học cách đừng lo lắng và yêu cái “xoay trục” của Mỹ. Kể từ khi xảy ra sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga và khủng hoảng ở miền đông Ukraine, các nước Châu Âu cảm giác họ bị Washington bỏ rơi nên luôn thúc giục Nhà Trắng phớt lờ Châu Á. Nhưng theo Diplomat, với diện tích lớn hơn, dân số đông hơn và giàu hơn Mỹ, lục địa già thật sự có quyền lực tuyệt vời. Brussels (trụ sở của Liên minh Châu Âu) sau đó, có thể quản lý các vùng lân cận chứ không cần nhờ đến Washington. Điều đó không có nghĩa là Mỹ nên rút ra khỏi thế giới Bắc Đại Tây Dương, nhưng Châu Âu phải gánh vác trách nhiệm chính cho an ninh quốc phòng riêng của họ. Làm như vậy, Châu Âu cho phép các lực lượng Mỹ tập trung hơn ở Châu Á. Rõ ràng, bằng cách giúp bản thân, Châu Âu giúp đồng minh xuyên Đại Tây Dương.

2. Giúp một tay. Châu Âu cũng có thể giúp một tay cho trục này mà không thiết lập hoặc gửi lực lượng quân sự lớn. Trục Châu Á, một lần nữa, là cách tiếp cận với vùng biển Châu Á. Và việc tiếp cận này là một hiện tượng chiến lược lớn. Châu Âu có thể giúp với quy mô phi quân sự. Ví dụ, chiến lược “3 chiến tranh” của Trung Quốc - phương tiện truyền thông, chiến tranh pháp lý, và tâm lý - đang làm ngã lòng các đối thủ, chính là trung tâm của chiến lược từ chối tiếp cận. Châu Âu có thể giúp đối phó với chiến lược của Bắc Kinh bằng cách giúp vạch trần các khiếu nại pháp lý nực cười của Trung Quốc ở biển Đông. Châu Âu tự hào là “nhà của luật pháp quốc tế”. Và họ ắt hẳn sẽ luôn làm theo luật pháp - và gián tiếp giúp các nước Châu Á đang bị bắt nạt.

3. Chịu trách nhiệm về khu vực an toàn. Cộng đồng xuyên Đại Tây Dương phải tìm ra cách phân chia trách nhiệm bảo đảm an ninh theo từng khu vực. Theo đó Châu Âu quản lý nhiều khu vực hơn hoặc ít hơn trên bản đồ và Mỹ xử lý các phần việc thô. Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, và phía tây Ấn Độ Dương là vùng biển quen thuộc của lực lượng vũ trang Châu Âu. Tại sao không quy trách nhiệm những vùng biển và vùng ven biển tiếp giáp cho Brussels trong khi giao Thái Bình Dương và Vịnh Bengal cho Mỹ?

4. Đảm bảo luật pháp trên biển. Cùng với việc phân chia địa phận quản lý, Châu Âu cũng cần đảm bảo chức năng thực hiện nhiệm vụ. Hãy để Châu Âu dẫn đầu trong việc đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trên biển trong khi đặt nhiệm vụ chiến đấu chủ yếu cho Hải quân Mỹ, Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản, Hải quân Hoàng gia Australia và các đồng minh Châu Á khác.

5. Cung cấp “tàu tuần dương” và “đội tàu nhỏ”. Và cuối cùng, khối tài sản hữu ích cho công việc tuần tra bảo đảm luật pháp - tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu tuần tra - có thể làm tăng gấp đôi nỗ lực trong thời kỳ chiến tranh nếu phù hợp. Đội tàu chiến gồm các tàu chủ lực chiến đấu theo lệnh, tàu tuần dương trang bị nhẹ để kiểm soát mọi việc và đội tàu nhỏ để làm vô số các công việc hành chính mà lực lượng hải quân lớn phải thực hiện.

Trung Quốc đang gia tăng các hành động ngang ngược, hung hăng trong tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, nhất là việc kéo giàn khoan Hải Dương 981 đến vùng biển Việt Nam. Thiết nghĩ, đây là thời điểm thích hợp để Châu Âu phải hành động để Nhà Trắng không phải vướng bận quá nhiều.

Khả Anh