Chạy bão kiểu sinh viên

Thứ năm, 17/10/2013 10:10

(Cadn.com.vn) - Ngay khi cơn bão Nari tiến sát vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, nằm trong vùng gần tâm bão, nhiều sinh viên Huế đã thấp thỏm lo sợ. Xa gia đình, trú trong những căn phòng trọ chật chội, trang thiết bị không bảo toàn, sinh viên Huế đã sống chung với nỗi sợ hãi khi hay tin bão tràn vào.“Nữa đêm gió cứ gào thét, mưa thì mỗi lúc mỗi lớn dần, nghe tiếng tôn cứ rung lên rầm rập mà em đứng ngồi không yên”, Hiệp, sinh viên Đại học Sư phạm Huế chia sẻ.

Là sinh viên năm nhất, vừa mới thích nghi với môi trường mới lại liên tiếp đón nhận mấy cơn bão, bạn Đỗ Thạc Hoành không khỏi nao lòng: “Trong Đắc Lắc quê em rất ít khi có bão, giờ ở đây bão cứ liên tiếp nên em thấy rất sợ. Gió bão cứ đập ngoài cửa như muốn vào ghé thăm, em bật điện thức suốt đêm chứ không sao ngủ được. Cứ chợp mắt một tý là gió đập vào cửa, thế là giật mình”.

Trọ dưới những mái tole ọp ẹp.

Huế là một trong những vùng tâm điểm của nắng nóng và mưa bão, nhưng hầu hết các dãy trọ cho sinh viên thuê đều lợp bằng tôn. Mùa nóng sinh viên ở trong phòng như ở trong lò nung. Còn mùa mưa bão mà về thì mấy miếng tôn lợp không vững chắc nhất là ngoài mái hiên, gió thổi lên rồi rơi xuống va vào nhau, giật bắn người, nếu ai yếu tim cũng dễ đứng tim mà chết.  Lê Thị Bích, trọ tại 3/15 Đống Đa cho hay: “Trời mà nổi gió như từ đêm trước  đến sáng hôm sau bọn em đâu có dám mở cửa ra ngoài. Vì sợ ra lỡ không may, mấy miếng tôn bị gió hất bay liếc cho cái chắc đứt đầu”.Nghe những lời chia sẻ thật lòng ấy, đứng dưới mái hiên nhìn những miếng tôn cứ phập phồng trong gió mà chỉ muốn chui tọt vào phòng.

Chủ trọ vô tư, nên sinh viên phải rủ nhau chống bão. Gọi là chống nhưng sinh viên lại chống theo cách của riêng sinh viên. Sẽ không có cát để mà bỏ vào bao rồi đè lên mái nhà. Sẽ không có dây thừng vững chắc mà buộc lại cửa. Đối với sinh viên lại đơn giản đến thảm thương. Nhìn những cánh cửa không an toàn, được sinh viên lấy dây vải buộc các chốt vào với thanh cửa. Rồi là giấy, áo mưa tiện lợi dán chồng chéo lên trên các cánh cửa. Hỏi ra thì nhiều sinh viên giãi bày: “Tại cửa bị hư chốt nên em lấy dây buộc lại. Mà buộc thế thôi chứ gió bão mà mạnh lên thì cũng giật tung hết. Còn mấy miếng giấy và áo mưa ấy em dán lên cho nước mưa bớt tạt vào phòng. Nhưng gió cộng với nước mưa nên giấy cũng rách hết rồi”. Thoáng nhìn qua cứ nghĩ là sơ sài, nhưng có lẽ sinh viên đã cố gắng hết sức và đấy đã là sự tận dụng tối đa của những cô cậu sinh viên nghèo.

Và tự “chống bão” theo cách rất... sinh viên.

Dẫu là chằng chống, nhưng sinh viên vẫn biết nó chỉ là những thao tác không đảm bảo mấy đến sự an toàn. Nhiều sinh viên đã cho laptop, “tài sản” quý giá nhất vào ba lô, chuẩn bị sẵn sàng để chạy bão. Khi nhắc đến sự quan tâm của chủ, một sinh viên bày tỏ với vẻ mủi lòng: “Chủ thì lo phần chủ. Bọn em chỉ biết tự lo lấy thân thôi”. Hầu hết sinh viên trọ ở Huế đều sống gần với chủ, nhưng sự quan tâm của chủ dành cho sinh viên dường như rất nhạt. Đang trò chuyện với tôi, một luồng gió mạnh thổi vào làm miếng giấy dán cửa bị bóc keo rơi ra, sinh viên Hiệp nhanh nhẹn vớ lấy cuộn băng keo rồi dán lại. Vừa dán vừa cười: “Có khi mô thấy cảnh như thế này chưa? Nhìn thảm không?”.

Nữ Vương

Sinh viên Huế "hiểm nguy" từ bình gas mi ni

(Cadn.com.vn) - Xa gia đình để lên thành phố thuê trọ học đại học, rất nhiều bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn trăm bề. Các bạn phải tự tính toán, tự trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Ở những căn nhà trọ các bạn thuê thì nhỏ hẹp, chật chội và ẩm thấp nên rất nhiều bạn đã chọn bình gas mi ni giúp ích cho công việc đun nấu hàng ngày.

Với tính năng tiện lợi, nhỏ gọn, hợp túi tiền và có thể di chuyển mọi lúc mọi nơi nên có rất nhiều sinh viên trên địa bàn TP Huế sử dụng. Điều đáng báo động rằng, bình gas mi ni mới, nhà sản xuất ra chỉ được sử dụng 1 lần nhưng do nhu cầu và mức lợi nhuận một số cá nhân đã bất chấp qui định tự ý sang chiết gas để bán cho người tiêu dùng. Cả người bán và người mua đều biết tác hại của việc sử dụng.

Bếp và bình gas mini-vật dụng nhiều bạn sinh viên sử dụng nấu ăn hằng ngày.