Chiến lược Pakistan của Nga
(Cadn.com.vn) - Quyết định chấm dứt lệnh cấm vận về vũ khí cho Pakistan có thể mang nhiều lợi ích cho Moscow.
Quyết định bán trực thăng tấn công Mi-35 cho Pakistan, bất chấp mối quan ngại chính thức từ Ấn Độ, có thể được xem là bằng chứng của việc tái liên kết khu vực "quan trọng" của Nga, trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan. Quyết định chấm dứt lệnh cấm vận về vũ khí đối với Pakistan cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho Moscow.
Nga nhắm đến Trung Á
Việc bán Mi-35, nếu thành hiện thực, phản ánh thực tế là mối quan hệ địa kinh tế của cả hai bên hiện đủ lớn mạnh để cùng phối hợp hướng tới mối quan hệ lâu dài, giống với cách thức của đối tác truyền thống như Ấn Độ-Nga và Mỹ-Pakistan.
Thật vậy, trong thế giới đặc trưng bởi tính cạnh tranh và hợp tác, cụm từ "đối tác chiến lược" không mang nhiều ý nghĩa. Ngoài hợp tác chống khủng bố, Nga và Pakistan sẽ phải nhanh chóng tiến về phía trước bằng các cam kết đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và luyện kim.
Mỹ tiếp cận khu vực này một thập kỷ trước nhưng lại dẫn đến những hoàn cảnh giục Nga và Pakistan xích lại gần nhau hơn. Hợp tác chống khủng bố Washington- Islamabad chỉ gồm các hoạt động viện trợ quân sự, vốn gây tổn hại cho sự ổn định trong nước. Mi-35 phù hợp với yêu cầu này và có thể sẽ hữu ích cho các hoạt động chống lại nhóm phiến quân Tehrik-i-Taliban Pakistan (TTP) ở các khu vực miền núi.
Hiện giờ, Pakistan đang sử dụng Gunships AH-1 Cobra do Mỹ cung cấp chống lại các xe bọc thép của Ấn Độ ở vùng đồng bằng nhưng loại vũ khí này quá đắt tiền để sử dụng trong các hoạt động chống TTP. Trong năm 2010, UAC - một Cty của Nga - tham gia đấu thầu gây tiếng tăm đủ để ngăn chặn Bắc Kinh tái xuất khẩu 150 tuabin KlimovRD-93 cho loại máy bay chủ lực của Không quân Pakistan, JF-17.
Năm 2013, dù thất bại trong hồ sơ dự thầu MMRCA và nhiều vụ đấu thầu khác của Ấn Độ, Moscow tái khẳng định cam kết tiếp tục cung cấp các động cơ RD-93 và JF-17 Block II bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2013.
Trên thực tế, Pakistan lên kế hoạch mua các trang thiết bị quân sự của Nga cho phần lớn các hạm đội trong thập kỷ tới. Việc Điện Kremlin cung cấp tàu chở dầu tiếp nhiên liệu IL-78 MP cho Pakistan từ năm 2009-2012 cho thấy mức độ hợp tác phát triển lên tầm cao mới. Việc Moscow bán vũ khí cho Pakistan cũng giúp nước này đảm bảo an ninh tại các cơ sở hạ tầng năng lượng ở Đông Afghanistan.
Xưởng sản xuất Mi-35 của Nga. Ảnh: Diplomat |
Đôi bên cùng có lợi
Việc Mỹ thúc đẩy thiết lập hành lang vận chuyển năng lượng từ Trung Á đến Ấn Độ như đường ống dẫn khí Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ (TAPI) khiến Moscow không thể đứng nhìn.
Nga từng muốn tham gia dự án TAPI nhưng hiện giờ lại đề xuất xây dựng đường ống dẫn dầu mới bên cạnh TAPI. Moscow cũng mong muốn trở thành đối tác trong dự án đường ống Iran-Pakistan-Ấn Độ dù vấp phải sự phản đối của Mỹ. Tất nhiên, bên cạnh cung cấp quân sự, Nga cũng có thể cung cấp cho Pakistan rất nhiều thông tin tình báo hữu ích trong cuộc chiến chống TTP bởi nhóm này có liên kết với nhiều tổ chức khủng bố khác ở Trung Á.
Đối với Islamabad, nguồn cung cấp vũ khí từ Moscow giúp nước này giảm bớt áp lực từ Mỹ. Hơn thế nữa, trong khi Pakistan chắc chắn muốn được tham gia vào các dự án quân sự ba bên với Nga và Trung Quốc như JF-17; đối với Nga, những lợi ích của thành công trong Pakistan là rất quan trọng. Bởi lẽ, Moscow có thể tận dụng ảnh hưởng đối với Afghanistan-Pakistan để tiếp cận bờ biển của Ấn Độ.
Thật vậy, cảng Gwadar của Pakistan có thể trở thành cơ sở LNG hóa lỏng để từ đó cung cấp khí đốt rẻ hơn so với Qatar đến miền Nam Ấn Độ. Tuy nhiên, cả Nga và Pakistan sẽ phải nhanh chóng phối hợp xóa bỏ các tranh chấp thương mại tồn tại, tạo môi trường thuận lợi hơn.
Ấn Độ tất nhiên sẽ theo dõi chặt chẽ để xem liệu người Nga thực sự có thể tận dụng "lợi thế Pakistan" để thúc đẩy hợp tác năng lượng trong khu vực.
An Bình
(Theo Diplomat)