Kế hoạch CM 12 thành công mỹ mãn: Chiến tích mẫu mực về lòng quả cảm và trí tuệ của CAND

Thứ bảy, 07/09/2024 15:05

Sau chuyến xâm nhập đầu tiên ngày 15-5-1981 vào Bãi Ghe, Sống Đốc, Minh Hải do K44 làm toán trưởng và bắt gọn 8 tên gián điệp biệt kích, 1 máy truyền tin, qua tổ chức liên lạc bằng điện đài với Trung tâm địch thành công, ta nắm được ý đồ xâm nhập của địch, từ đó chủ động triển khai kế hoạch, bố trí đón bắt 27 chuyến xâm nhập sau đó.

Cán bộ chiến sĩ Công an nghe giới thiệu về kế hoạch phản gián kinh điển của lực lượng Công an nhân dân.
Toàn cảnh Hòn Đá Bạc.

Hành trình “thiên la địa võng”

Chuyến xâm nhập thứ hai: Ngày 9-9-1981, địch đưa vào 16 tấn vũ khí, 3.800USD, 21.694 đồng; 1 bộ mật mã mới và 6 tên gián điệp biệt kích do Trần Ngọc Điền (K55) chỉ huy. Khoảng 19 giờ ngày 9-9-1981 hai tàu xâm nhập vào vùng biển Bãi Ghe, ta bắt gọn 6 tên gián điệp. Sau một tuần thuyết phục, cảm hóa các đối tượng xâm nhập đã khai mục đích hoạt động xâm nhập về nước là nhằm thành lập liên tỉnh xứ, hoạt động tại các địa bàn. Căn cứ vào nhiệm vụ trung tâm địch giao của từng tên, Ban Chỉ đạo KH CM 12 đã có kế hoạch sử dụng phù hợp để đấu tranh với trung tâm địch. Đây là thắng lợi bước đầu, “Tổ đặc biệt” đã được Trung tâm địch tin tưởng; việc cảm hóa, giáo dục, tự nguyện lập công chuộc tội của các đối tượng xâm nhập có ý nghĩa chiến lược rất lớn trong quá trình thực hiện KH CM 12.

Chuyến xâm nhập thứ ba: Ngày 21-9-1981, địch đưa 2 tàu chở 14 tấn vũ khí các loại vào nước ta. Mặc dù đã thỏa thuận chuyến xâm nhập này không có quân nhưng chúng vẫn đưa vào một tiểu đội gồm 8 tên do Trần Ngọc Minh (K18) làm toán trưởng. Ta chủ trương không tiếp nhận toán này, cuối cùng chúng phải quay lại nước ngoài. Số vũ khí mang theo, chúng thả xuống biển gặp bão trôi dạt khắp nơi, ta tổ chức vớt được một số. Ban chỉ đạo KH CM 12 tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá: yêu cầu đặt ra đối với chuyến này đạt kết quả tốt, đúng kế hoạch, địch tin tưởng “Tổ đặc biệt”.

Chuyến xâm nhập thứ tư: Ngày 1-2-1982, Đại đội 124 của địch vào đất liền để thành lập căn cứ riêng. Là đơn vị vũ trang tập trung, được trang bị vũ khí mạnh, lương thực thực phẩm đầy đủ, có nhiệm vụ thành lập mật cứ… Túy- Hạnh hy vọng lực lượng này phát triển lực lượng vũ trang để tấn công cướp chính quyền xã, huyện, hướng triển khai là Kiên Giang. Ban chỉ đạo KH CM 12 chủ trương không tiếp nhận, nhưng do tình thế bắt buộc, “Tổ đặc biệt” phải tiếp nhận, sau đó tiêu diệt 7 tên, bắt sống 38 tên, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện.

Chuyến xâm nhập thứ năm: Ngày 8-2-1982, 2 tàu xâm nhập của địch vào Hòn Đá Bạc. Sau khi nhận tín hiệu ta đã đưa hai tàu ra tiếp nhận hàng đảm bảo nhanh, gọn; thu giữ trên 9 tấn vũ khí các loại như súng trường bán tự động, súng AK, lựu đạn, đạn B40...

Chuyến xâm nhập thứ sáu: Ngày 18-2-1982, 2 tàu xâm nhập của địch đã vào Hòn Đá Bạc, ta đưa tàu ra tiếp nhận trên 9 tấn vũ khí các loại. Trong thời gian này, địch yêu cầu “Tổ đặc biệt” liên lạc với Đại đội 124, cung cấp cho đại đội này tiền, bổ sung điện đài và yêu cầu gọi HK122 và K43 sang nước ngoài nhận chỉ thị; chuyển chất nổ cho HK175 và HK145 mang về Sài Gòn tổ chức phá hoại.

Chuyến xâm nhập thứ bảy: Ngày 27-2-1982, hai tàu xâm nhập vào Hòn Đá Bạc, ta cho tàu ra tiếp nhập trên 11 tấn vũ khí các loại đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi và tuyệt đối an toàn.

Người dân và du khách tham quan Di tích Hòn Đá Bạc.

Chuyến xâm nhập thứ tám: Theo kế hoạch, Mai Văn Hạnh (C5) sẽ vào kiểm tra tình hình “quốc nội”, yêu cầu đồng bọn đến gặp C5. Ta nhận định, đánh giá chuyển vào lần này của C5 nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động của số đã xâm nhập; gặp gỡ các đầu mối bí mật của chúng. Từ đó, Ban Chỉ đạo KH CM 12 đã có kế hoạch chi tiết, cụ thể để tiếp đón C5 và giải quyết các tình huống xảy ra. Đúng kế hoạch, vào lúc 20 giờ, ngày 13-4-1982 hai tàu xâm nhập của địch vào Minh Hải. Trong chuyến này ta tiếp nhận gần 6 tấn đạn B40.

Chuyến xâm nhập thứ chín: Ngày 19-4-1982, 2 tàu địch xâm nhập vào Hòn Đá Bạc, ta tổ chức tiếp nhận gần 10 tấn vũ khí và để C5 trở về nước ngoài theo tàu xâm nhập an toàn.

Chuyến xâm nhập thứ mười: 21 giờ 30 ngày 3-6-1982, 2 tàu vào Lung Tràm, Minh Hải, trong đó có 2 đối tượng Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh. Ta tổ chức tiếp nhận quân và 10 tấn hàng là tiền giả, 1 điện đài.

Chuyến xâm nhập thứ mười một: 20 giờ ngày 12-6-1982, tàu xâm nhập của địch vào Lũng Tràm, Minh Hải, ta đưa Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh lên tàu và tổ chức tiếp nhận 12 tên gián điệp biệt kích xâm nhập do Đàm Quang Bảy (HK132) làm toán trưởng và 9 tấn vũ khí.

Chuyến xâm nhập thứ mười hai: 20 giờ ngày 10-2-1983, 2 tàu xâm nhập vào Vàm Kinh Mới, Minh Hải. Ta tổ chức tiếp nhận 14 tên do Huỳnh Văn Phước (K94) làm toán trưởng và hơn 9 tấn vũ khí. Qua nghiên cứu các chỉ thị của địch và khai thác số bị bắt, ta nắm được địch dự kiến đưa căn cứ huấn luyện vào nội địa, xây dựng thêm căn cứ ven biển, huấn luyện và mở rộng tầm hoạt động, mua chuộc cán bộ ta, khi có điều kiện tổ chức đánh chiếm, cướp chính quyền ở các tỉnh miền Tây; mở thêm quân khu C gồm các tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc. Kế hoạch nói trên của địch nằm trong dự kiến của ta và đã có kế hoạch đối phó.

Chuyến xâm nhập thứ mười ba: 20 giờ 25 phút 1-3-1983, 2 tàu của địch vào Vàm Đồng Cùng, Minh Hải. Ta đưa tàu ra tiếp nhận 10 tên do Lê Văn Tư (HK214) làm toán trưởng và hơn 11 tấn vũ khí. Qua khai thác số bị bắt được biết, sau khi toán HK214 về nước, mật cứ 37 Ngô Văn Viên đóng cửa, HK214 đốt hết giấy tờ có chữ viết Việt Nam, xóa hết dấu vết liên quan đến việc ăn, ở sinh hoạt tại mật cứ. Việc đóng cửa mật cứ này phù hợp với ý đồ chuyển mật cứ về nội địa.

Chuyến xâm nhập thứ mười bốn: 20 giờ ngày 23-3-1983, 2 tàu xâm nhập vào Vam Đồng Cùng. Ta cho tàu ra tiếp nhận hơn 10 tấn vũ khí, 4.000USD và 3 tên gián điệp. Trong đó, Lê Quốc Túy có gửi cho K64 lệnh tử hình K14 và yêu cầu K64 thủ tiêu bí mật. Khi hỏi cung K14 ta đã đưa lệnh này cho đối tượng xem để thuyết phục, cảm hóa.

Chuyến xâm nhập thứ mười lăm: 20 giờ ngày 24-5-1983, 2 tàu địch vào Vàm Đồng Cùng, ta đưa tàu ra nhận gồm 4 tấn tiền giả và 170 kg thuốc tân dược, 5 máy điện đài.

Chuyến xâm nhập thứ mười sáu: Ngày 11-6-1983, ta tiếp nhận hơn 13 tấn vũ khí (súng đại liên, AK, lựu đạn,đạn B40, đạn đại liên...).

Chuyến xâm nhập thứ mười bảy: 20 giờ ngày 20-5-1984, 2 tàu địch xâm nhập vào Hòn Đá Bạc, Minh Hải, ta tổ chức tiếp nhận 681 kg vũ khí, tiền giả; đồng thời chuyển báo cáo của các “cơ sở” nội địa cho K09 trình C5 nhằm tác động để Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh vào chuyến sau.

Cán bộ chiến sĩ Công an nghe giới thiệu về kế hoạch phản gián kinh điển của lực lượng Công an nhân dân.

Cái kết của một tổ chức phản động

Kết thúc KH CM 12, lực lượng CAND đã bắt gọn 18 chuyến xâm nhập, 146 tên gián điệp biệt kích, thu 2 tàu vận tải, hơn 143 tấn vũ khí các loại, 12 bộ điện đài, 9.300USD, gần 300 triệu tiền Ngân hàng Việt Nam giả. Song song với chiến thuật dụ địch ở nước ngoài về nước để bắt, lực lượng Công an còn thúc đẩy làm cho các đối tượng phản động ở trong nước đang hoạt động bí mật phải bộc lộ để trấn áp. Từ năm 1982 đến năm 1984, lực lượng Công an các tỉnh phía Nam lần lượt trấn áp 10 tổ chức phản động trong nội địa liên quan đến KH CM 12, bắt toàn bộ số cầm đầu cốt cán, giáo dục tại chỗ những người vì cả tin hoặc bị lừa gạt mà theo chúng. Nhờ đó, lực lượng Công an đã chủ động ngăn chặn các cuộc vũ trang bạo loạn manh động chống chính quyền vào các năm 1982, 1983, 1984, bẻ gãy hướng tấn công chủ yếu của phản động quốc tế.

Tháng 12-1984, Tòa án tối cao tại TPHCM công khai xét xử các đối tượng, tuyên 4 án tử hình và gần 100 bản án khác. Tuy nhiên các đối tượng cầm đầu ở nước ngoài vẫn không biết sự thật, đến năm 1987 chúng tiếp tục tổ chức xâm nhập bằng đường bộ, đường biển về Việt Nam và đều bị ta bắt gọn. Sau thất bại này, Lê Quốc Túy, kẻ cầm đầu tổ chức gián điệp đột tử ở nước ngoài, những tên còn lại ở mật cứ phải tự giải tán. Tổ chức gián điệp do Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cầm đầu trong “Chiến tranh phá hoại nhiều mặt” của các đối tượng phản động quốc tế bị xóa sổ.

T.L

Quân cờ chiến lược Mười Lắm trong Kế hoạch CM 12

Quá trình diễn biến của Kế hoạch CM 12, lực lượng Công an đã tung những quân cờ chiến lược, luồn sâu vào ruột của đối phương để nắm bắt ý đồ của địch, che mắt và điều khiển chúng phải đi theo lộ trình vạch sẵn của ta. Ngoài Tám Thậm (Hai Râu), Hồ Việt Lắm (tự Mười Lắm) được chọn vào vị trí đầy gay go ấy.

Kể chuyện Kế hoạch phản gián CM12

Đại tá Trần Phương Thế (tên thường gọi là Tám Thậm), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, người được phân công thâm nhập vào sào huyệt của tổ chức phản động trong Chuyên án CM12 với tên gọi

Bắt đối tượng nhận tiền của tổ chức phản động lưu vong để chống phá Nhà nước

Tại Cơ quan điều tra, Phạm Hoàng khai đã nhận tiền của các đối tượng phản động lưu vong để in truyền đơn, kế hoạch sẽ mang đến địa điểm đông người tại TPHCM vào dịp Lễ Quốc khánh 2/9 để rải, tuyên truyền xuyên tạc về nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi này đã bị lực lượng An ninh nội địa phát hiện và kịp thời ngăn chặn.