Chính khách Sài Gòn qua ngòi bút họa sĩ Ớt (3)
>> Chính khách Sài Gòn qua ngòi bút họa sĩ Ớt (2)
Kỳ 3: Đinh Văn Đệ và ván bài sấp ngửa
(Cadn.com.vn) - Không được nhắc nhiều như các nhà tình báo chiến lược Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ..., thế nhưng, nhìn lại cả quá trình, cuộc đời hoạt động của ông Đinh Văn Đệ - người giữ vai trò Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện vào những ngày cuối cùng của chế độ miền Nam, chúng ta sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác...
Ông Đinh Văn Đệ (1924, tại xã Long Thuận, H. Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay thuộc H. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Ông xuất thân là một giáo chức, theo đạo Cao Đài. Ông Đệ tốt nghiệp Trường Võ bị Thủ Đức và ĐH Quân sự Đà Lạt, từng đeo lon trung tá, Chánh Văn phòng của Tổng Tham mưu trưởng (1954-1961). Sau 1963, ông giữ chức tỉnh trưởng Tuyên Đức, kiêm thị trưởng Đà Lạt. 1964-1967, ông giữ chức tỉnh trưởng Bình Thuận (Phan Thiết).
Trong bối cảnh chính trị miền
![]() |
Ông Đinh Văn Đệ qua cái nhìn họa sĩ Ớt vào thời điểm trước năm 1975. |
Trên thực tế, sau ngày đất nước thống nhất, mọi việc sáng tỏ ra, người ta mới hiểu rằng, tất cả mọi hoạt động của Đinh Văn Đệ đều nằm trong chiến lược “luồn sâu, leo cao” để góp phần đem lại những đóng góp hữu ích hiệu quả vào công cuộc giải phóng miền
Thời điểm này, ông Đệ là người có trách nhiệm, được quyền điện đến Phủ Thủ tướng mời Tổng trưởng Quốc phòng qua điều trần trước với Quốc hội trả lời tại sao có binh sĩ trong hệ thống phòng thủ mà lại để chọc thủng dễ dàng, nguyên nhân nào? và lỗi thuộc về ai? Ông Tổng trưởng đã trả lời rất vất vả trước những câu hỏi chất vấn hóc búa trong tình huống như vậy, do đó, sau phiên họp, ông Đệ vờ đến gần an ủi: “Tôi thấy các anh cực quá. Thôi tôi tính thế này, từ rày tôi sẽ giúp anh, anh nói bên tướng Cao Văn Viên (Bộ Tổng tham mưu) cấp cho Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng một cái giấy thông hành thường trực để được ra vào bên cơ quan quốc phòng, trực tiếp hỏi Trưởng phòng hành quân để báo cáo tình hình với Quốc hội, khỏi bắt các anh đi lại điều trần vất vả”. Thế là ông Tổng trưởng Quốc phòng trúng kế, lại còn mang ơn ông Đệ.
Có giấy thông hành trong tay, ông Đệ đến gặp trưởng phòng hành quân hỏi: Phước Long thất thủ rồi liệu có tái chiếm lại không? Câu trả lời là: “Ai dại gì kéo bộ binh lấy lại cái nơi mình phòng thủ rồi thất thủ. Tôi sẽ phục thù bằng cách khác, sẽ cho máy bay quần nát Lộc Ninh”. Tin tức đó nhanh chóng được ông Đệ báo cáo về căn cứ. Quả nhiên vài ngày sau, máy bay địch ném bom Lộc Ninh. Nhờ biết trước nên ta tránh được thiệt hại, nhưng quan trọng hơn là ta yên tâm chuyển quân lên đánh trên Tây Nguyên, sau đó là tấn công Buôn Ma Thuột…
Nhằm muốn biết liệu địch có nắm được Trung ương Cục ở đâu và động thái chuyển quân của mình không, ông Đệ điện sang Bộ Quốc phòng đề nghị cấp cho ông là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện một chiếc trực thăng, cho Trung tướng Tôn Thất Đính, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện một chiếc, và cho Trung tướng Trần Văn Đôn - Phó Thủ tướng một chiếc để đi ủy lạo binh sĩ đang tổ chức tử thủ, vì lúc này, Pleiku, Đà Nẵng đã bị ta chiếm.
Đoàn bay đến Bến Cát (Bình Dương) nơi Sư đoàn 5 đang bố trí lực lượng phòng thủ, ông Đệ đặt câu hỏi với cấp chỉ huy: Địch đã biết rõ ta ở đâu, còn ta có biết Trung ương Cục của địch ở đâu không và có biết địch di chuyển thế nào không? Đến Sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo ở Xuân Lộc, ông cũng hỏi như vậy. Không những ghi nhớ từng câu trả lời mà ông Đệ còn xem tham khảo những bản đồ hành quân của họ. Chính từ những thông tin bổ ích ấy mà quân Giải phóng đã bảo toàn ưu thế bí mật, chủ động và bất ngờ…
Về việc tham gia phái đoàn sang Mỹ không phải xin viện trợ bình thường mà chính là xin “viện trợ khẩn cấp”. Ông Đệ giải thích, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện, đương nhiên phải có mặt tham gia phái đoàn. Theo chương trình, khi sang Mỹ, các nghị sĩ sẽ chia nhau làm việc và vận động “hành lang” với các cơ quan và chính khách Mỹ. Tuy nhiên, trước khi đi, điều quan trọng với ông là làm cách nào để vận động xin viện trợ mà kết quả lại để Mỹ “cắt viện trợ” - một công việc hết sức khó, nhưng phải làm bằng được. Do đó, ông Đệ phải vận dụng kiến thức quân sự, chọn cách lấy chính sự thật đang diễn ra trên chiến trường Việt Nam, hướng cho Mỹ thấy chính tình thế không thể cứu vãn được là cách thuyết phục tốt nhất để Mỹ bỏ cuộc mà mình bề ngoài vẫn tỏ ra tha thiết yêu cầu viện trợ khẩn cấp để cứu nguy. Cụ thể, ông đưa ra hình ảnh những người lính Cộng hòa níu càng máy bay trực thăng để trốn chạy khỏi chiến trường thì người Mỹ hiểu ngay họ phải làm gì...
Sau các cuộc vận động hành lang, phái đoàn được Tổng thống Mỹ G. Ford mời đến gặp ở Nhà Trắng. Tổng thống Mỹ lắng nghe hết ý kiến của mỗi đại biểu trình bày. Ông ta kết luận: “Thôi các vị cứ yên tâm về đi. Tôi sẽ cử một vị tướng qua thị sát tình hình rồi sẽ quyết định sau”. Quả nhiên, ngay sau đó, một vị tướng được cử sang Sài Gòn với rất đông các quan chức chuyên viên Mỹ tháp tùng… để rồi cắt viện trợ. Và như vậy ván bài sấp ngửa của ông Đệ đã thành công. Bởi kết quả là những gì xảy ra sau đó đã chứng minh rõ ràng...
Sau 36 năm kể từ Chiến thắng lịch sử Mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Đinh Văn Đệ trở về cuộc sống của một công dân bình thường, lo chuyện phụng sự Đạo như bao giáo sĩ Cao Đài khác. Ông ít khi nhắc về mình. Ông cũng không đòi hỏi sự đãi ngộ của cấp trên đối với những thành tích đã cống hiến cho cách mạng trong suốt quá trình hoạt động bí mật. Bởi với ông, đó chỉ là phần đóng góp nhỏ nhoi của người chiến sĩ vô danh vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Ông Đinh Văn Đệ là cán bộ điệp báo của J22. Ông có người em là Đinh Văn Huệ lúc ấy là Chính trị viên Tiểu đoàn giao thông vũ trang của J22. Ngoài công việc ngoại giao thông thường trong các buổi họp chính thức, thực hiện chỉ thị của Thủ trưởng J22, ông Đệ đã có những cuộc vận động riêng lẻ đối với các nghị sĩ Mỹ có tầm cỡ để không ủng hộ Tổng thống Mỹ trong bất cứ hành động nào chi viện cho chế độ Thiệu. Đầu tháng 4-1975, khi tình hình chiến trường miền Nam trở nên vô cùng bi đát, Nguyễn Văn Thiệu cử một phái đoàn đại diện Quốc hội Việt Nam Cộng hòa sang thuyết phục Quốc hội Mỹ tăng viện để cứu chế độ Thiệu khỏi sụp đổ. Phái đoàn do ông Đệ dẫn đầu. Bằng sự thuyết phục khéo léo của ông Đệ, kết quả là Quốc hội Mỹ đã buộc Tổng thống chỉ được viện trợ thêm tiền chứ không được can thiệp quân sự một lần nữa vào chiến trường miền
Trần Trung Sáng
(còn nữa)