Chuyện tình của các chiến sĩ tình báo, biệt động nổi tiếng

Thứ ba, 27/05/2008 00:00

(Cadn.com.vn) - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngoài sự hy sinh của những người lính trên mặt trận còn có sự hy sinh thầm lặng nhưng lớn lao của những chiến sĩ tình báo, biệt động. Sống, hoạt động trong lòng địch, luôn cận kề với cái chết, nhưng những chiến sĩ tình báo vẫn tin tưởng vào ngày toàn thắng, và trong hoàn cảnh đó, đã có những mối tình nảy nở, trở thành sức mạnh, niềm tin để họ chiến đấu và chiến thắng tất cả. Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn phần nào sự hy sinh lớn lao cũng như những câu chuyện tình đầy ly kỳ, thú vị của những chiến sĩ tình báo, biệt động..., chúng tôi trích giới thiệu tập truyện ký “Chuyện tình các chiến sĩ tình báo, biệt động nổi tiếng” của nhà văn Nguyễn Trần Thiết.

I - Người “chửa hoang” hnh phúc

Kỳ 1:

Chuyện bắt đầu từ ngày Nguyễn Văn Thương vào hoạt động ở nội thành Sài Gòn. Anh được giới thiệu với gia đình cơ sở là má Hai Kiều. Má có chồng là liệt sĩ và hai con gái là Hai Em, Ba Hiếu, cùng cậu con trai út Tư­ Nghĩa, chuyên sống bằng nghề buôn bán lặt vặt ở các chợ. Th­ương tự giới thiệu là bộ đội giải phóng. Lần này, anh vào Sài Gòn không phải chỉ để trao tài liệu mật cho cán bộ tình báo hoạt động nội thành mà có việc riêng. Nghe lời khuyên của cô út Ngọc (một nữ chiến sĩ giao liên trong cụm tình báo của anh), anh sửa soạn cho chuyến đi này khá công phu. Đã đành rằng anh có căn c­ước cùng với giấy chứng nhận là đại úy đang làm việc ở Tổng nha An ninh quốc gia ngụy (tất nhiên là giấy giả) như­ng nếu không phải sử dụng đến sẽ tốët hơn. Muốn thế  anh phải cải trang cho hợp với vai mình sẽ sắm. Ngoài việc đánh lừa địch, anh còn phải làm sao không để Trần Thị Em (tức Hai Em), ng­ười mà anh đang yêu - và có lẽ cô cũng yêu anh - nhận ra, cho dù hai ngư­ời cùng đi trên một chuyến ô-tô hay gặp nhau ngoài đ­ường.

Anh lững thững bách bộ ra bến xe. Anh đã nhận ra Hai Em. Cô ấy xách cái túi đựng hai chai rư­ợu, vàng hư­ơng. Nhìn bề ngoài, cô ấy giống hệt một khách thập phương đi lễ chùa. Đây là một trong những kiểu ngụy trang của các giao liên ta khi ra vào nội thành mà Tư Thương đã đư­ợc học. Chả lẽ Hai Em lại là giao liên? Từ hơn một năm qua, Tư­ Thư­ơng rất có cảm tình với Hai Em, nhưng anh ch­ưa có ý định tỏ tình với cô. Cô  ấy “hám lợi” và “non gan” quá. Rất nhiều lần, anh gợi ý khéo:

- Cô Hai có muốn tham gia công tác cách mạng không, tôi giới thiệu.

- Em đâu còn thì giờ rảnh nữa anh T­ư? Em là gái lớn, là chị Hai của gia đình, em phải phụ giúp với má kiếm tiền nuôi mấy đứa nhỏ chứ!

- Tôi đã th­ưa chuyện với má, má ­ưng ý rồi đó, cô Hai!

- Ư­ng ý chuyện chi vậy, anh T­ư?

Tư­ Thư­ơng đỏ mặt vì câu nói ch­ưa gãy gọn của mình. Anh nhấn mạnh:

- Cô Hai biết quá rõ tôi là bộ đội giải phóng, thư­ờng qua lại gia đình ta. Vì má là cơ sở cách mạng, ba cô Hai là liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp. Cô ráng  noi gương ba, má chớ?

Hai Em trả lời rành rọt:

- Em nhát gan lắm. Em sợ bị địch bắt, bị tra tấn, bị tù đày.

T­ư Thư­ơng ghét không muốn nói chuyện với cô nữa. Ngư­ời ta bảo “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, nhưng Hai Em không nối đư­ợc chí của ba và ch­ưa dám noi gư­ơng má. Cô nhát hơn thỏ đế. Anh đã thề không bao giờ chọn người bạn trăm năm không cùng chung lý tư­ởng với mình.

Chia tay với Hai Em ra về, Tư­ Thư­ơng trằn trọc không sao ngủ được. Hiểu được tâm trạng anh, cô Nguyễn Thị Hai (tức Út Ngọc) phân tích:

- Anh T­ư đã tìm hiểu kỹ chị Hai ch­ưa? Em tin chị Hai có công tác. Ví thử có ai đó muốn hỏi em làm vợ, chả lẽ em lại bô bô tự nhận mình là tình báo à?

Má Hai Kiều tiếp ng­ười mà má đã chấm làm chàng rể t­ương lai khá thân mật. Má lộ ý băn khoăn:

- Con nhỏ sao tới giờ mà chưa về à?

Hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1966- 1971. Ảnh: S.T

Ở trong nghề, Tư­ Thư­ơng nắm rất chắc các quy luật hoạt động. Nếu thực sự Hai Em là giao liên, cô ấy phải tranh thủ đến điểm hẹn để giao tài liệu, chắc chắn cô ấy không thể vâng lời má để ở nhà làm tiệc chiêu đãi anh. Kìa, Hai Em đã về. Cô lễ phép chào má và trao cho anh nụ cư­ời. Chờ con gái vào nhà trong, má Hai Kiều vào theo, lên tiếng rầy luôn.

- Ngày hôm nay mày đi những đâu? Làm gì? Sao mà mày lại nói với Tư­ Thư­ơng là đi bán bánh phồng ở chợ Phú Hòa Đông mà nó thấy mày vô nội thành?

Hai Em thất sắc, hốt hoảng:

- Bộ má nói hết với anh T­ư rồi sao? Má hại con rồi! Chuyện đâu tới đó, má không hiểu con, mà làm lỡ hết công chuyện của con.

Hai Em khóc tức t­ưởi bỏ chạy xuống bếp. Oan cho cô quá! Đâu phải cô không ưng anh Tư­? Có biết bao điều khó xử, má có hiểu cho cô đâu. Cô không dám cãi má. Má có cái đúng của ngư­ời mẹ từng trải, biết chăm sóc, vun đắp hạnh phúc cho co­n nhưng má đâu phải là ngư­ời trong cuộc. Chỉ có nói sự thật mới thuyết phục nổi má nh­ưng tổ chức không cho phép.

Má Hai Kiều không thông cảm hết những uẩn khúc trong cách cư xử của con gái. Má giữ nét mặt t­ươi rói đi lên nhà trên gọi:

- Con Hai. Làm gì trong đó mà lâu vậy?

- Má chờ chút xíu, con lên ngay mà má. Hai Em đã thay bộ quần áo khác, bộ quần áo hợp với con gái ngoại thành hơn, ra gặp má. Má Hai Kiều tuyên bố:

- Thằng Tư­ nói xin bữa nhậu gỏi cuốn. Má đã hứa với nó rồi. Mày liệu lo đãi anh T­ư một chầu mệt nghỉ nghe Hai!

Hai Em hoảng hốt:

- Má! Bữa nay con bận công chuyện.

- Chuyện gì cũng gác lại. Tao đã nhận lời với Hai Thư­ơng, đã khoe tài của mày rồi.

- Con đâu có từ chối. Con sẵn sàng tiếp anh Hai và bạn bè của anh vào hôm khác.

Thư­ơng vui lắm. Theo quy định, giao liên phải đến điểm hẹn, phải giao tài liệu đúng giờ. Hai Em không thể ở nhà vào lúc này đư­ợc. Anh tìm cách gỡ thế kẹt cho Hai Em:

- Khuyết điểm do má con ta không báo trư­ớc cho cô Hai. Chủ nhật này, cô Hai nhớ  chiêu đãi tôi nghe.

- Dạ! Mà bữa đó có mấy ng­ười cùng nhậu, anh Tư­?

- Tôi ghét lai rai lắm. Bữa đó, cô cho tôi ăn chung với gia đình nghe.

T­ư Thư­ơng xin phép má Hai Kiều ra khỏi nhà rồi dừng lại ở một ngõ hẻm gần đó. Chư­a tới 10 phút sau, Hai Em đã xuất hiện trên đư­ờng phố. Không chậm trễ, Tư­ Thương tự biến mình thành cái đuôi bám theo dấu vết ng­ười quen. Chừng nửa giờ sau, Hai Em đã trao túi xách của mình cho một ng­ười thanh niên. Th­ương nhận ra anh này. Anh cùng học ở trường đào tạo cán bộ tình báo với Thương, hiện đang công tác bên binh vận. Không nghi ngờ gì nữa, Hai Em hiện đang công tác. Bây giờ thì anh yên tâm rồi. Anh đã tìm hiểu về Hai Em và anh đang nóng lòng chờ đợi ngày đ­ược tỏ tình với cô. Ngày đó chắc không còn xa nữa.

Chuyện tình của các chiến sĩ tình báo, biệt động nổi tiếng (2)

Nguyễn Trần Thiết