Công nghệ kích động các cuộc biểu tình toàn cầu như thế nào?
Trong làn sóng biểu tình tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới những ngày qua, câu hỏi đặt ra là liệu các mạng xã hội công nghệ “giúp” kích động biểu tình như thế nào?
Hình ảnh cảnh sát Mỹ đụng độ người biểu tình luôn được cập nhật trên các nền tảng mạng xã hội. |
New Zealand bỏ kế hoạch tuần tra của cảnh sát vũ trang Cảnh sát New Zealand hôm 9-6 đã loại bỏ các kế hoạch tuần tra vũ trang diễn ra sau vụ xả súng hồi năm ngoái ở thành phố Christchurch, do những chỉ trích về sự thay đổi này sẽ dẫn đến việc quân sự hóa lực lượng theo kiểu Mỹ. Cảnh sát ở quốc gia Nam Thái Bình Dương thường hoạt động mà không có súng nhưng đã tuần tra vũ trang sau khi một tay súng đơn độc sát hại 51 tín đồ Hồi giáo ở thành phố Christchurch vào tháng 3-2019. Vào thời điểm đó, cảnh sát cho biết, vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử New Zealand hiện đại có nghĩa là "môi trường hoạt động của chúng tôi đã thay đổi" và họ cần khả năng nhanh chóng triển khai các sĩ quan vũ trang đến các sự cố có nguy cơ cao. Động thái này đã gặp phải sự tranh cãi gay gắt ở New Zealand cho đến nay. T.L |
Những lời mời đi biểu tình trên Facebook
Cái chết của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi sau khi bị cảnh sát đè vào cổ đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại hơn 140 thành phố của Mỹ. Phong trào “Black Lives Matters” đòi lại quyền bình đẳng và chống phân biệt chủng tộc toàn thế giới đã gây ra nhiều xáo trộn trong giới công nghệ trên khắp nước Mỹ.
Khi một người bạn chia sẻ một bài đăng trên Facebook với Michelle Burris mời cô ấy đi biểu tình ở trung tâm thủ đô Washington, Mỹ, cô ấy biết rằng “mình phải đi”. Vì vậy, cô đã mua mặt nạ của phong trào “Black Lives Matter” từ một người bán hàng rong trước khi diễu hành trên đường phố với một biểu ngữ: “Không có công lý, không có hòa bình”. Sau khi cuộc tuần hành kết thúc, cô cập nhật thông tin chi tiết trên Instagram về một cuộc biểu tình ô-tô chỉ cách đó vài dãy nhà. Đây là những mạng xã hội (MXH) cực kỳ mạnh mẽ, và rất dễ dàng huy động mọi người tham gia.
Người biểu tình đang sử dụng nhiều công cụ công nghệ để tổ chức các cuộc mít-tinh, ghi lại hình ảnh bạo lực của cảnh sát và liên lạc với nhau trong các cuộc tuần hành càn quét nước Mỹ và các quốc gia khác sau cái chết của George Floyd. Một số trong đó liên quan đến các dịch vụ nhắn tin an toàn như WhatsApp, Signal và Telegram, có thể mã hóa tin nhắn để ngăn chặn gián điệp. Các nhà tổ chức đang ưu tiên Telegram, một ứng dụng cho phép gửi tin nhắn tới hàng ngàn người cùng lúc, để cập nhật về thời gian và địa điểm biểu tình cũng như nơi cảnh sát triển khai quân. Những ứng dụng đó, cùng với những ứng dụng khác để quay video, livestream đang được yêu thích.
Các chuyên gia cho rằng, “chìa khóa” cho sự yêu thích này sự thuận tiện và quy mô của nó. Nỗ lực tiếp cận càng nhiều người càng tốt là tiêu chí số một của người sử dụng. Điều đó có nghĩa là Twitter, Facebook và Instagram thuộc sở hữu của Facebook vẫn là cách dễ nhất để mọi người tổ chức và ghi lại các cuộc biểu tình lớn. Các công cụ của Facebook vẫn phổ biến mặc dù có rất nhiều chỉ trích về việc nền tảng này không hoạt động sau khi Tổng thống Donald Trump đăng một thông điệp cho rằng, những người biểu tình ở Minneapolis có thể bị bắn.
Các tỷ phú công nghệ hứng chỉ trích
Với các phát ngôn gây tranh cãi như thế này, Twitter lập tức có động thái dán nhãn cảnh báo, thậm chí để ẩn và hạn chế các tương tác với bài đăng của ông Trump. Tuy nhiên, trong động thái trái ngược, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg tuyên bố: “Tôi tin rằng mạng xã hội không nên đứng ở vị trí kiểm duyệt và có trách nhiệm can thiệp những bài đăng trên mạng. Các Cty tư nhân, đặc biệt các Cty hoạt động trong lĩnh vực không nên can thiệp vào chuyện đó”. Quyết định này đã khiến nhiều nhân viên Facebook bức xúc, chỉ trích công khai. Không ít quan điểm cho rằng bài đăng của ông Trump vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, trong đó nghiêm cấm các ngôn từ kích động bạo lực
Trong khi đó, ông chủ Amazon, tỷ phú Jeff Bezos lại bị công kích vì ủng hộ phong trào biểu tình “Black Lives Matter”. Trên Instagram ngày 8-6, vị tỷ phú giàu nhất thế giới này đã chia sẻ một email ông nhận được từ một khách hàng chứa đầy ngôn ngữ thô tục. Bức thư điện tử được gửi đến có nguồn gốc từ một người đàn ông tên Dave, mang thông điệp chỉ trích việc Jeff Bezos công khai ủng hộ phong trào biểu tình Black Lives Matter. “Tôi đã đặt mua các sản phẩm trên Amazon… nhưng giờ tôi đã hủy hết đơn hàng và chắc chắn rằng tôi không phải người duy nhất”, Dave chia sẻ trong nội dung email.
KHẢ ANH
>> Biểu tình ở Mỹ chưa có dấu hiệu giảm nhiệt
>> Biểu tình chống kỳ thị chủng tộc lan rộng sang nhiều quốc gia