Đưa công nghệ vào nông nghiệp khó đến mức nào?

Thứ bảy, 25/11/2017 08:14

&l遤puo;Đừng nói với nông dân công nghiệp 4.0 là gì  vì họ không hiểu đâu, hãy chỉ cho họ làm cách nào cũng trên thửa ruộng, đám vườ᭮ ấy cho ra sản lượng nhiều hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn, bán được sang Mỹ, sang Nhật”- chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký các ngành sinh học Vi&eciᩲc;̣t Nam chia sẻ như vậy  trong Diễn đàn ứng dụng công nghệ xanh trong nông nghiệp vừa diễn ra tại Đà Nẵng trong khuôn khổ TechDemo 2017.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng 籣ho rằng phải tiếp thị cụ thể từng hạng mục nông nghiệp
để lôi kéo DN đầu tư.

Phải kéo doanh nghiệpㄠvào cuộc

Dân số ngày một tăng đồng nghĩa với nhu cầu thực phẩm cao hơn, nếu ti&ecsc;́p tục canh tác theo phương thức cũ với năng suất thấp, chất lượng kém, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nguy cơ tụt hậu ngành nông nghiệp Vi&eciᕲc;̣t không tránh khỏi. Để giải nguy cơ trên, cách tối ưu là đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào nông nghiệp. Nhưng làm th&eci㑲c;́ nào để đưa KHCN vào nông nghiệp là bài toán khó vì vướng nhiều rào cản từ chính sách, nguồn vốn, nguồn công nghệ... Bà Vũ Kim Hạnh-Chủ눠tịch Hội doanh nghiệp (DN) hàng Việt Nam chất lượng cao nói, 3 tồn tại của nông nghiệp Việt hiện nay là lạm dụng hóa chất, công nghệ lạc h&aᕣirc;̣u và canh tác không theo tập quán, quy chuẩn thế giới. Cải thiện 3 vấn đề đó, nếu bắt đầu từ nông dân sẽ rất khó. Bởi vì họ không có v砦ocirc;́n để đầu tư công nghệ, ngại tiếp thu quy chuẩn sản xuất tiên tiến do ở Việt Nam đó không phải phương thức ph쌦ncirc;̉ biến. Vấn đề còn lại phải trông chờ từ DN vì họ có tiềm lực tài chính, có năng lực tiếp nh&acὩrc;̣n quy chuẩn mới, có sự nhạy bén trong phân phối sản phẩm nông nghiệp. Nhưng, chính sách ưu đãi cho DN đầu tư vàoᬠnông nghiệp đã đủ mạnh, đủ hấp dẫn chưa? Phần lớn diện tích đất nông nghiệp manh mún, làm sao tích〠tụ ruộng đất để có những cánh đồng mẫu lớn cho DN đầu tư, đưa công nghệ cơ giới hóa vào sản xuất? Làm sao tạo cơ chế đặc biệt cho khu nông nghiệp công nghệ cao? Hàng loạt vấn đề đó hiệ쥮 còn là rào cản. Bà Hạnh kể, bạn mình thuê lại đất của nhiều nông dân để gom đủ di&ecirୣ;̣n tích lớn đầu tư nông nghiệp, sau đó lại phải nộp tiền thuê đất cho Nhà nước. Như vậy cùng một diện tích đất phải trả ti&eci챲b;̀n thuê tới 2 lần, còn đâu vốn để đầu tư cho công nghệ.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nói, nông nghiệp vẫn là ᕮgành quan trọng, tạo việc làm cho 30 triệu người, giá trị sản xuất nông nghiệp đã thay đổi tích cực trong thời gian qua. Tuy vậy, ông Tùng đặt vấn đề, có phải ch&㵯circ;̃ nào cũng làm nông nghiệp CNC được không? Ở Irael đầu tư 1ha hệ thống tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp tốn vài chục tỷ đồng, nguồn đầu tư lớn như vậy, ở Vi&e瑣irc;̣t Nam DN còn khó đầu tư, nói gì nông dân. Vấn đề là chọn chỗ nào trọng điểm để làm, và làm cái gì thì hiệu quả. Chẳng hạn ở Quảng Nam, sâm tươቩ Ngọc Linh 80 triệu đồng/kg, 1ha cho 1.000 kg, khi tính ra hiệu quả kinh tế thấy rõ cho DN thế là họ đổ xô vào đầu tư. Điều quan trọng các nhà nghiên cứu, các địa phương phải chỉ rõ cho DN nên đ&acsc;̀u tư chỗ nào, hiệu quả ra sao, tìm tới DN tiếp thị, mời gọi. Có nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp thì sẽ thay đổieiện mạo, tư duy, chất lượng của ngành nông nghiệp. Mọi cơ chế, chính sách nếu không hấp dẫn DN thì ngành nông nghiệp không phát triển được. Đồng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng nói, việc bây giờ là cần nghiên cứu đầu tư vào cái gì, chỗ nào, công nghệ như thế nào trong nông nghiệp thì sẽ mang lại hiệu quả và phổ biến rộng rãi để kêu gọi DN đầu tư. Chẳng hạn bây giờ Trường Hải đang làm ô-tô, nhiều tiền quá muốn nhảy vào nông nghiệp mà trồng lúa thì sẽ rất dại dột. Nhưng nếu có nghiên cứu bài bản như Mắc –Ca tại Tây Nguyên chẳng hạn, thì sẽ dễ dàng lôi kéo DN vào cuộc.

Sản xuất nông nghiệp CNC tại Hòa Vang (Đà Nẵng).

Những chuyện khó ngờ

Thực tế việc áp dụng KHCN vào nông nghiệp Việt cũng đã tạo ra những thay đổi khó ngờ. Ông Nguyễn Hoàng Anh-Phó chủ tịch CLB DN nông nghiệp CNC cho biết, cách sản xuất truyền thống ở ta mỗi năm chỉ đạt 30 tấn cà chua/ha nhưng nếu ứng dụng CNC có thể đạt 300 tấn/ha. Tương tự 1ha ở nước ta mỗi năm 1 triệu cành hồng, ở Israel ứng dụng CNC đạt 15 triệu cành. Sự khác biệt ấy từ đâu, nhờ canh tác trong nhà màng nông nghiệp với các hệ thống điều khiển vi khí hậu tự động. Đơn cử với hệ thống tưới nước nhỏ giọt sẽ tiết kiệm hơn 70% lượng nước, hơn 60% lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và kh&ocuc;ng cần sử dụng thuốc trừ cỏ dại.Việc thu thập dữ liệu trên cánh đồng xuyên suốt chu trình sinh trưởng của cây dựa vào hình ảnh cảm biến và ứng dụng di động. Những thông số này gần như tuyệt đ&ocir獣;́i, sẽ là cơ sở kinh nghiệm cho chu trình sản xuất, ví dụ lượng nước, lượng chất hữu cơ nên cung cấp thời điểm nào cho năng suất cao, điều tiết độ ẩm lúc nào thì thích hợp... Ông Anh nói, kinh nghiệm ơ┉ Thái Lan cho thấy, chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng nông sản đặc trưng, tức là mỗi làng làm ra một sản phẩm đặc trưng, có chấ睴 lượng cao, trung bình trong nửa năm đã đem lại cho nông dân lợi nhuận khoảng 84 triệu USD.

Bà Vũ Kim Hạnh kể: Đại sứ Israel nói với tôi bên đó dùng máy cảm b㱩!ecirc;́n để đo độ dày vỏ trái dưa mà cắt cho phù hợp. Tôi nghĩ cái này bà ngoại mình dùng tay vỗ vào quả dưa cũng biết nó dày mỏng cỡ nào. Nhưng khi nghe ông ấy nói tiếp, cùꉮf cái máy cảm biến quăng xuống hồ nuôi cá sẽ giúp nông dân đếm được bao nhiêu con cá, nặng nhẹ bao nhiêu, có bệnh tật gì không, đã thu hoạch được chưa, cần thay đổi chế độ dinh dưỡng thế nào... tôi nghĩ cái này bà ngoại tôi thua. Từ câu chuyện này, bà Hạnh nói, công nghệ cảm biến đã làm ra những con robot hái cà-phê, nó biết quả nào chín mới hái, nó chụp ảnh gửi về cho chủ nhân những cây cà-phê nào nghi bị bệnh để phân tích, xử lý.

Rõ ràng, công nghệ khi đưa vào nông nghiệp đã thay đổi căn bản phương thức sản xuất cũ, mang lại năng suất, chất lượng, độ an toàn đến khó ngờ. Điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho ngành nông nghiệp về sự tụt hậu, tài nguyên cạn kiệt, nông sản mất sức cạnh tranh...

HẢI QUỲNH

KẾT NỐI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHO 50 DOANH NGHIỆP

Tại lễ bế mạc TechDemo 2017 vào chiều 24-11, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết, sau 3 ngày diễn ra sự kiện đã thu hút 2 ngàn đại biểu trong và ngoài nước tham dự, 15 ngàn lượt khách xem triển lãm trình diễn công nghệ với 120 gian hàng, hơn 500 sản phẩm. TechDemo 2017 diễn ra tại Đà Nẵng đã thể hiện bức tranh toàn cảnh công nghệ Việt Nam hiện tại, tạo sức lan tỏa ngoài mong đợi. Tại đây, BTC đã tiến hành khảo sát cả nước tìm ra 563 nguồn cung công nghệ, xác định 112 nhu cầu công nghệ với kinh phí hơn 700 tỷ đồng, tập hợp 1.900 công nghệ mới sẵn sàng chuyển giao. Ngoài ra, BTC cũng tổ chức 100 cuộc gặp gỡ giữa các bên cung cầu công nghệ với sự tư vấn của 20 chuyên gia công nghệ hàng đầu, qua đó đã kết nối chuyển giao công nghệ cho 50 DN, tư vấn công nghệ cho 80 DN, thực hiện 12 hợp đồng chuyển giao công nghệ với giá trị hơn 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sự kiện với 10 hội thảo, diễn đàn chuyên sâu đã giải quyết nhiều nút thắt về bài toán công nghệ cho DN, cung cấp những chính sách hỗ trợ mới nhất về công nghệ cũng như các quỹ tín dụng đầu tư cho DN nghiên cứu, đổi mới công nghệ.

THÀNH NAM