Festival Huế 2012: Lộng lẫy, đằm thắm đêm hội áo dài
(Cadn.com.vn) - Tối qua (9-4), tại sân bia Quốc Học (Huế), du khách đã được ngắm nhìn hơn 150 người mẫu đại diện 3 miền: Hà Nội- Huế-TPHCM đằm thắm, dịu dàng trình diễn 300 mẫu áo dài lộng lẫy, kiêu sa trong Lễ hội Áo dài. Đặc biệt, lễ hội Áo dài năm nay càng ấn tượng hơn khi có sự xuất hiện của các Hoa hậu Việt
Trải qua năm tháng, cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn song hành với thời gian và giờ đây áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục truyền thống, mà còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan, gói trọn tinh thần Việt, là "quốc hồn, quốc túy" của người phụ nữ Việt. Huế là một thành phố cổ kính, áo dài cũng là trang phục gắn bó với truyền thống văn hóa và đời sống của vùng đất này. Vì vậy, trải qua 7 kỳ Festival, Lễ hội Áo dài đã trở thành một nét riêng mang nhiều dấu ấn tại mỗi kỳ Festival. Năm 2012, Lễ hội Áo dài hướng đến hình tượng thanh tao của Việt
![]() |
Trình diễn áo dài tại Festival. |
Sân khấu khai mạc được thiết kế với hoa sen làm chủ đạo. Hoa sen mọc từ đầm nước, từ cõi bùn lầy đã vươn lên trở thành một loài hoa thanh tao, loài hoa của tâm hồn. Hoa sen đã đi vào tâm thức của người Việt, trở thành hình tượng trong nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, đến các dáng gốm và tranh hoa sen trang trí. Vẻ đẹp của hoa sen biến ảo nhiều sắc thái, khi hồn nhiên trong các tà áo dài của các em thiếu nhi, lúc tươi mới thanh xuân trong những tà áo dài thanh nữ, đằm thắm, gợi cảm và sang trọng trong những tà áo đậm nét truyền thống của phụ nữ Việt
![]() |
Trong ảnh: Lễ hội Áo dài hướng đến hình tượng thanh tao của Việt Nam qua chủ đề “Hoa sen trong hội họa”.Ảnh: P.V |
Điều đặc biệt là tại Lễ hội Áo dài lần này, những màn trình diễn của gần 30 phụ nữ Huế lứa tuổi 50, không phải là người mẫu chuyên nghiệp đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả. Trong mênh mang tiếng đàn tranh, đàn nhị, đàn bầu, sáo của nhóm Cỏ lạ, những điệu múa của các diễn viên "nhí" đến từ Trung Quốc và thoang thoảng những cơn gió từ sông Hương, hàng trăm mẫu áo dài tung bay thướt tha. Nhà thiết kế, đạo diễn Lễ hội Áo dài- Minh Hạnh bày tỏ: "Hoa sen luôn mang đến niềm cảm xúc vô tận cho cuộc sống. Vẻ đẹp cao quý của hoa sen lại thêm một lần được lồng ghép trong nét thanh tao của những tà áo dài bằng những biến ảo trong nghệ thuật hội họa, đường nét, màu sắc thiết kế, mang đến cho hoa sen và áo dài những nét đẹp mới, mang tính thời đại". Sự kết hợp của Áo dài với hình tượng hoa Sen không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống, mà còn mang giá trị tinh thần vô giá, biểu đạt được giá trị thẩm mỹ vĩnh hằng của loài hoa và tà áo đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc Việt. Hơn 300 mẫu áo dài tung bay thướt tha trong sự đón nhận rung động từ đáy lòng của du khách trong và ngoài nước, để rồi ngày qua ngày, những sáng tạo từ vốn văn hóa quý giá của dân tộc lại được tiếp nối, được giữ gìn và phát triển cho đến tận mai sau.
H.Lan- H.Hậu
Khám phá "Hương xưa làng cổ" (Cadn.com.vn) - Ngày 9-4, tour du lịch "Hương xưa làng cổ"- một trong những điểm nhấn của Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2012 khai mạc tại làng Phước Tích, xã Phong Hòa (H. Phong Điền, TT- Huế). Hàng ngàn du khách đã hội tụ về với ngôi làng cổ thứ hai của Việt Nam (sau làng Việt cổ ở Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) để được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mộc mạc, chân quê. Cách trung tâm TP Huế khoảng 40km về phía bắc, Phước Tích là một ngôi làng cổ được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa, trong xanh, thơ mộng. Với lịch sử hơn 500 năm, trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của lịch sử, Phước Tích vẫn bảo tồn được khá nguyên vẹn những đặc trưng của một làng Việt cổ xứ Huế và miền Trung với quần thể kiến trúc nhà rường độc đáo, nhiều vật dụng dân dã, các nghề truyền thống và đặc biệt là các lễ hội dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Đến với Phước Tích, du khách còn được biết đến làng gốm nổi tiếng với một số di tích lò gốm cổ hơn 500 năm tuổi. Sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong đời sống sinh hoạt của người dân khắp miền Trung. Không chỉ sản xuất các sản phẩm gia dụng, gốm Phước Tích còn được sử dụng trong hoàng cung triều Nguyễn với nhiều cổ vật tinh xảo, đến nay vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế. Đến với "Hương xưa làng cổ", du khách được hòa mình vào vùng quê trong xanh, được dạo bộ trên con đường làng chạy dọc dòng Ô Lâu. Du khách thích thú khi tham tham gia trò chơi dân gian "Đu tiên"; được những người cao niên trong làng giới thiệu về làng nghề gốm; tận mắt chứng kiến những lò gốm lửa đỏ hầm hực với những mệ già đang nặn gốm; tham quan các ngôi nhà rường độc đáo hàng trăm năm tuổi. Hải Lan- Hải Hậu |
* Vào thời Nguyễn, kinh đô Huế đã từng có hơn 30 khu vườn ngự, Cơ Hạ là một trong 5 khu vườn ngự uyển nằm bên trong Hoàng thành Huế. Vườn được xây dựng từ năm 1837, dưới thời vua Minh Mạng, được nâng cấp, bổ sung và trùng tu nhiều lần nhưng do không có điều kiện chăm sóc, triều Nguyễn đã cho triệt giải các công trình kiến trúc chính. Từ đó, vườn Cơ Hạ dần trôi vào quên lãng. Tại Festival 2012, vườn Cơ Hạ đã được đầu tư tôn tạo để đón du khách. Nếu xưa, phải là hoàng thân quốc thích thân tín của vua mới được dạo bước trong vườn Ngự. Nay, du khách đến với vườn Cơ Hạ (Đại Nội) thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên cùng hàng trăm sắc hoa, cây kiểng nghệ thuật. * Tối 8- 4, tại sân khấu Điện Thái Hòa (Đại Nội), Đêm Phương Đông đã diễn ra đúng như sự kỳ vọng của công chúng và du khách với sự dàn dựng công phu và chương trình biểu diễn trang phục truyền thống đa văn hóa của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Thái Lan, Philippines, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đêm Phương Đông hội tụ bản sắc Châu Á tại Festival Huế 2012. Sự huyền bí và cuốn hút của các trang phục truyền thống như Áo dài Việt, Kimono (Nhật Bản), Hanbok (Hàn Quốc), Deel (Mông Cổ), Sambot (Campuchia và Thái Lan), Barong Tagalog và Baro't Saya Philippines, Sari và Turban Ấn Độ... tạo nên thương hiệu của Đêm Phương Đông. Chương trình tiếp tục diễn ra vào tối 10, 12 và 14- 4. * Chiều tối 9-4, hàng ngàn người dân Huế và du khách đã tràn xuống các tuyến phố: Lê Lợi-Hùng Vương, Trần Hưng Đạo- Cầu Gia Hội, Nguyễn Đình Chiểu xem màn diễn xướng của Đoàn Jazz Combo Box, nhóm kèn đồng; các điệu nhảy của Đoàn múa Sri Lanka... Tiếng hò reo, cổ vũ, những tràng vỗ tay không ngớt của người dân và du khách đã tiếp thêm "lửa" để các nghệ sĩ "cháy" hết mình. H.Lan- H.Hậu * Chiều 9-4, đã diễn ra cuộc triển lãm tranh của hai họa sĩ người Hà Nội về mưa Huế, tại tiền sảnh khách sạn Century. Triển lãm trưng bày 30 tác phẩm của hai họa sĩ Hà Minh Tuấn và Nguyễn Hải Phong. Với những tác phẩm như: mưa đầu ô, mưa pháp bảo, mưa xanh, mưa sala... mang tới cho người xem những cảm nhận mới lạ về mưa, mưa vừa là nỗi khát khao, vừa là nỗi nhớ u hoài miên viễn. Với hai chất liệu (sơn dầu, sơn mài), với hai phong cách khác nhau nhưng cả hai đều chung ý niệm về sự hoài cổ trong những "nhịp mưa trầm" để nói lên triết lý sống của mình trong thực tại. Tranh của Hà Minh Tuấn mang màu sắc của chiều sâu tâm hồn, ý niệm trầm tư của Phật giáo qua những nét sơn mài mộc mạc. Tranh của Nguyễn Hải Phong lại là sự nhẹ nhàng, tinh tế, gần gũi với thiên nhiên. Mưa không hiển hiện rõ nét trong các tác phẩm nhưng những người ngắm sẽ cảm nhận một chút sâu lắng, man mác của mưa. Cuộc triển lãm như góp thêm một nốt nhạc trầm cho đặc sản mưa Huế. Triễn lãm diễn ra từ ngày 9 đến 15- 4. Lê Niên |