Gỡ rối Trung Đông
(Cadn.com.vn) - Saudi Arabia (và nhiều quốc gia đồng minh khác trong khu vực) cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran trong bối cảnh cả hai đang nỗ lực giành vị thế trong những gì đang được xem là "khoảng trống quyền lực ở Trung Đông" sau khi Mỹ rút đi.
Người Hồi giáo Sunni ở Saudi Arabia và người Hồi giáo Shiite ở Iran thực ra đã tranh giành vị thế tối cao ở Trung Đông trong nhiều thập kỷ - một thực tế mà có thể thấy rõ ràng khi kết cục quan hệ ngoại giao giữa hai đối thủ như thế này là chuyện "quá bình thường". Điều người ta quan tâm là thời điểm căng thẳng bùng nổ: khi cả hai cường quốc ở Trung Đông này đang hành động để khẳng định mình và giành quyền số 1 tại khu vực đang "trống rỗng" sau khi Mỹ và NATO rút lui.
Riyadh và Tehran đang đối đầu - mặc dù thông qua "bên đại diện" - đó là cuộc xung đột ở Syria và Yemen. Nhưng căng thẳng và bế tắc ngoại giao kéo dài cùng mâu thuẫn Sunni-Shiite của khu vực sẽ thiết lập lại lợi ích cho Mỹ - quốc gia hiện đang dẫn đầu liên quân chống IS và chủ nghĩa cực đoan bạo lực Hồi giáo nói chung. Hơn nữa, nó sẽ càng làm phức tạp thêm một Trung Đông vốn chưa bao giờ yên ả và làm chệch hướng trọng tâm của chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Thực tế, mục tiêu của chính quyền ông Obama là giảm vai trò của Mỹ trong khu vực và chuyển trọng tâm đến những nơi khác, đặc biệt là Châu Á- Thái Bình Dương. Nhưng căng thẳng giữa hai đối thủ địa chính trị tại Trung Đông đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ. Hai trong số các mục tiêu chính sách đối ngoại của ông Obama - thỏa thuận hòa bình cho Syria - vốn được coi là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến để đánh bại IS - và thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran - vốn có thể bị "lạc lối" nếu không thể kiểm soát căng thẳng Saudi Arabia -Iran. Đó là lý do mà Washington, dù là đồng minh thân cận của Saudi Arabia nhưng không đứng về phía Riyadh do sợ làm mếch lòng Tehran. Nhà Trắng không muốn can thiệp quá sâu vào câu chuyện lần này mà chỉ lên tiếng kêu gọi hai nước kiềm chế và thiết lập lại các ưu tiên ngoại giao.
Nhưng trong các nhân tố tạo sự khác biệt thực sự cho cả Iran và Saudi Arabia có Mỹ. Vì vậy, không ai kỳ vọng vào khả năng chính quyền Obama có thể thúc đẩy cả hai xích lại gần nhau hơn. Với Nhà Trắng, bài toán gỡ rối Trung Đông xem ra là rất khó khăn.
Thanh Văn