Hai con hổ, một ngọn núi
(Cadn.com.vn) - Không gian chiến lược hạn chế ở Đông Á đang tạo “giải pháp lâu dài” cho căng thẳng Trung - Nhật.
Thành ngữ Trung Quốc có câu: “Một núi không thể có hai hổ”. Đem hoàn cảnh Đông Á ra hiểu theo câu nói này, một Trung Quốc đang lên chắc chắn sẽ được coi là mối đe dọa của thế lực thống trị truyền thống hoặc liên minh trong khu vực.
Thành ngữ này cũng phản ánh những suy nghĩ và lo lắng của Bắc Kinh. Các chính sách xoay trục của Mỹ ở Châu Á dường như cũng khẳng định, trong cách này hay cách khác, Bắc Kinh thật sự lo ngại Washington đang trở lại Châu Á để cân bằng hoặc kiềm chế họ. Từ quan điểm địa chính trị, Trung và Mỹ trên thực tế có đủ lý do và đặc biệt là “khoảng cách” cần thiết để gìn giữ hòa bình. Những gì mất đi, có lẽ là tầm nhìn và lòng can đảm để làm như vậy.
Tàu Trung Quốc mang số hiệu 2506 chạy sát tàu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở biển Hoa Đông, khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: AP |
Các tranh chấp Trung-Mỹ không phải là vấn đề sống còn trong điều kiện tuyệt đối. Ngược lại, họ có nhiều vấn đề mang tính biểu tượng hơn thực tế. Khi Nhà Trắng cố gắng tái xây dựng và tái củng cố chuỗi đảo đầu tiên và thứ hai, điều đó cho thấy, họ mong đợi sự tôn trọng nhiều hơn từ một Trung Quốc đang lên. Washington tìm kiếm một sự chấp nhận cụ thể hoặc thậm chí phục tùng sự thống trị của cường quốc này trong khu vực.
Mỹ, tuy nhiên, thực sự rất may mắn. Xét theo địa chính trị và truyền thống, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương cùng nhau giúp đảm bảo chiến lược của Mỹ hoạt động hiệu quả. Chúng ta có thể tưởng tượng: Nếu Canada hoặc Mexico có một nửa hoặc thậm chí 1/3 dân số hoặc GDP của Trung Quốc, Mỹ liệu vẫn luôn luôn “đứng cơ trên” ở Bắc Mỹ?
Tình trạng Trung-Nhật lại khác. Thiết lập chiến lược Đông Á là quá phức tạp, mất nhiều thời gian và quá hạn chế. Ví dụ, vấn đề hạt nhân Triều Tiên đang khiến 5 bên khác (Hàn, Trung, Mỹ, Nga, Nhật) mắc kẹt trong cuộc chạy đua dường như vô tận trong hơn một thập kỷ qua, với kết quả không mong muốn rằng, Bình Nhưỡng phát triển thành công khả năng hạt nhân đáng kể.
Tranh chấp Trung-Nhật phức tạp hơn rất nhiều so với Trung-Mỹ. Mặc dù đã chung sống hòa bình và thậm chí rất hài hòa, lịch sử Trung-Nhật pha trộn với tranh chấp, xung đột, xâm lược, nô lệ tình dục, trả thù và ghẻ lạnh, thực sự là lâu dài hơn lịch sử của Mỹ với tư cách là quốc gia độc lập. Do đó, như một người ngoài cuộc (ở một mức độ nhất định), Washington thực sự có thể không hiểu sâu sắc hoặc chấp nhận những ký ức lịch sử đóng vai trò lớn, quan trọng, có ý nghĩa như thế nào trong sân chơi quan hệ Trung-Nhật.
Nhật, quốc gia bị đánh bại trong Thế chiến II và là quốc gia duy nhất trên thế giới hứng chịu bom nguyên tử, đang có mối quan hệ đồng minh thắt chặt với Mỹ. Do đó, Washington cũng mong muốn Bắc Kinh và Tokyo có thể chấp nhận và đi theo cấu trúc đã đặt ra của họ nhằm giữ vững ổn định khu vực. Câu hỏi đặt ra là, liệu Trung Quốc có thật sự sẵn lòng làm như vậy? Nhật Bản có sẵn lòng làm như vậy. Và liệu cả hai có sẵn sàng cùng nhau làm như vậy?
Một câu hỏi khác: Liệu Mỹ sẽ ở lại khu vực Đông Á trong bao lâu và liệu “hòa bình vĩnh viễn” của Đông Á có được xây dựng trên sự thống trị của Mỹ trong khu vực? Trung và Nhật là nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, và cả hai đang xây dựng năng lực quân sự đáng kể. Trong môi trường chiến lược hạn chế và dữ dội như vậy, liệu cả hai cuối cùng có thể sẽ chung sống hòa bình? Không nghi ngờ gì, một thỏa thuận cuối cùng giữa Trung Quốc và Nhật khó có thể đạt được thông qua sự cân bằng quyền lực tạm thời vốn nảy nở từ sự hình thành và duy trì các liên minh quân sự. Rõ ràng, “Ai thắt nút chai, người đó mới mở được”. Can thiệp bên ngoài có thể là cần thiết trong một số vấn đề nhưng với tranh chấp Trung-Nhật thì không.
Trong chuyến thăm gần đây đến Đức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, “chúng ta không thể chọn hàng xóm nhưng có thể chọn bạn bè”. Hàng xóm, theo ông Tập, sẽ cùng phát triển theo mỗi thế hệ khác nhau. Tình hình chiến lược ở Đông Á là như thế. Khi sự nổi lên của Trung Quốc đã trở thành thực tế và sẽ tiếp tục trong tương lai gần, liệu sẽ có một con hổ khác có thể tồn tại cùng hay không?
Khả Anh