Hằng Phương- nữ sĩ xứ Quảng
(Cadn.com.vn) - Ai đã từng đọc cuốn "Thi nhân Việt Nam" thì chắc hẳn sẽ khó quên được bài thơ “Lòng quê” của nữ sĩ Hằng Phương. Được sinh ra trên vùng đất Gò Nổi- Điện Bàn - Quảng Nam, nữ sĩ Hằng Phương đã để lại một dấu ấn thật đẹp trên thi đàn và cho đến bây giờ các nhà phê bình vẫn đánh giá cao các tác phẩm của bà. Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nữ sĩ Hằng Phương, bài viết này xin đề cập một vài mẩu chuyện về nữ sĩ tài hoa này.
Nhân vật trong bài thơ “Cảm ơn người tặng cam” của Bác Hồ
Là con của chí sĩ yêu nước Lê Dự, một nhà nho nổi tiếng ở Trung kỳ nên ngay từ nhỏ nữ sĩ Hằng Phương đã mang trong mình dòng máu thi ca. Sau này, khi ra Hà Nội sống với gia đình, tham gia kháng chiến và trở thành vợ của nhà văn lớn Vũ Trọng Phan, bà bắt đầu làm thơ.
![]() |
Nữ sĩ Hằng Phương lúc còn trẻ. |
Nhắc đến Hằng Phương người ta nhớ ngay đến bài thơ “Cảm ơn người tặng cam” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết. Sau Cách mạng Tháng 8 vài tháng, khi biết Bác phải giải quyết rất nhiều việc trong bối cảnh khó khăn của đất nước, nhà thơ Hằng Phương đã mang tới Phủ Chủ tịch một gói cam để biếu Người, nhưng lúc đó Bác đang bận nên bà gửi cam lại và kèm theo một bài thơ. Thơ rằng: “Cam ngon Thanh Hóa vốn dòng/Kính dâng Chủ tịch tỏ lòng mến yêu/ Đắng cay cụ nếm đã nhiều/ Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây/Cùng quốc dân hưởng những ngày/ Tự do, hạnh phúc tràn đầy trời Nam/Anh hùng mở mặt giang sơn/Lưu danh thiên cổ, vẻ vang giống nòi”.
Khi nhận được quà và thơ, Bác Hồ đã vô cùng xúc động, Bác đã làm bài thơ “Cảm ơn người tặng cam” sau đó 2 bài thơ được đăng trên báo. Cả hai bài thơ đó nhanh chóng đi vào lòng người như một biểu tượng cao đẹp của tình cảm người dân dành cho Bác. Sau này, nữ sĩ Hằng Phương còn làm nhiều bài thơ khác nói về Bác và cũng kể từ đó dù bận nhiều công việc nhưng mỗi khi Tết về Bác lại cho người mang quà đến tặng gia đình nữ sĩ Hằng Phương.
![]() |
Đồng chí Phan Diễn (hàng đầu, thứ 3 từ phải sang) trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nữ sĩ Hằng Phương được tổ chức tại Đà Nẵng. Ảnh: L.H.A |
Đau đáu “bút hoài hương”
Hằng Phương xa quê khi còn rất trẻ song bà vẫn mãi giữ chất đảm đang, hồn hậu, nhu mì đặc trưng của người phụ nữ xứ Quảng. Tại lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nữ sĩ Hằng Phương ở Đà Nẵng, ông Phan Diễn - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cháu của nhà thơ Hằng Phương kể: “Lúc đó cô tôi phải nuôi 8 đứa con, cộng với 2 anh em tôi nữa thế mà mọi việc trong gia đình đều do một tay cô tôi lo cả. Cô đi mua vải về bán lại, sau đó lại mở một xưởng giấy, vất vả là thế mà tôi chưa một lần thấy cô tôi kêu ca. Tôi còn nhớ, trước đây gần nhà cô tôi có một ông lão rất nghèo, chỉ mặc khố, thế là Tết đến cô tôi lại sai chúng tôi mang đồ đến cho ông.
Đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được tấm lòng nhân hậu của cô tôi!”. Dù xa quê song nữ sĩ vẫn đau đáu một nỗi niềm nhớ quê day dứt, ông Nguyễn Đình An - Chủ tịch Liên hiệp các Hội hữu nghị tại Đà Nẵng, nhớ lại: “Hồi ra Bắc, không biết cơ duyên thế nào tôi lại cùng tổ “Hướng dẫn cải cách ruộng đất” với nữ sĩ Hằng Phương. Bà hỏi nhiều, nhắc nhiều đến quê nhà. Sau ngày giải phóng, khi chúng tôi ra Hà Nội ghé thăm, bà luôn miệng nói: “Giá thằng Hoàng của mình (tức Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng) mà đang ở Việt
Ít ai biết được rằng, nỗi nhớ quê của nữ sĩ nhân lên gấp bội khi biết rằng: người con trai lớn của bà là liệt sĩ Vũ Hoài Tuân, nguyên trợ lý khoa học của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chuyên gia cao cấp Bộ Quốc phòng, người từng tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã hy sinh vì tai nạn máy bay tại Đà Nẵng vào năm 1979. GS -TS Vũ Triệu Mân (con của nhà thơ Hằng Phương) nói về mẹ kính yêu của mình: “Mẹ tôi lúc nào cũng mong nhớ về quê hương Quảng
Nữ sĩ Hằng Phương đã mãi mãi đi xa ở tuổi 75, để lại nhiều tiếc thương cho người thân, bạn bè và người yêu thơ. Gia tài mà bà để lại ngoài những áng thơ văn tuyệt tác, thì còn đó tấm lòng nhân hậu và 8 người con mà bà đã nuôi nấng, dạy dỗ trở thành những người có ích cho xã hội: GS - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, họa sĩ Vũ Giáng Hương, KTS Vũ Ngọc Phương... Nữ sĩ Hằng Phương- người con của xứ Quảng
Ghi chép: Lưu Hoàng Anh