Kế hoạch mới, mối lo mới

Thứ tư, 02/10/2019 07:00

Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran và cả những lệnh cấm vận mạnh mẽ của Washington nhằm vào Tehran cùng sự thờ ơ đối với các vấn đề toàn cầu thực sự mang lại động lực cho Nga, Trung Quốc và các nước khác hợp tác với Tehran.

Sau các cuộc tấn công gây tranh cãi nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia và cả tuyên bố đe dọa chiến tranh của Tổng thống Donald Trump, các nhà lãnh đạo Iran đã “không núp mình trong hầm chờ bom rơi”. Thay vào đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif đã đến Ankara tham dự một cuộc họp bao gồm các thành viên NATO, trong đó có Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Trong cuộc họp, nhà lãnh đạo Iran đã nói đùa với Tổng thống Vladimir Putin khi chế giễu các hệ thống phòng thủ của Mỹ. Vài ngày sau vụ tấn công, một quan chức Iran đã đến Trung Quốc để nói về một loạt các thỏa thuận lớn được đề xuất có khả năng tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước và tích hợp Iran vào chương trình “Vành đai và con đường” của Bắc Kinh.

Với các biện pháp trừng phạt của chính quyền Tổng thống Trump, vốn buộc Châu Âu phải từ bỏ bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với Iran, đang cho thấy muốn “dồn Tehran vào chân tường”, buộc họ phải quay lại bàn đàm phán và trao cho ông một thỏa thuận tốt hơn, hay ít nhất là một “thành quả đúng lúc” để lấy điểm trước cuộc bầu cử năm 2020.

Nhưng với sự kiên định của Nga và việc Trung Quốc xem xét đầu tư vào ngành công nghiệp và năng lượng, Iran tự tin có thể loại bỏ vai trò của Tổng thống Trump, ngay cả khi ông giành chiến thắng trong nhiệm kỳ II vào năm 2020. Tất nhiên, các lệnh trừng phạt đang gây tổn hại cho nền kinh tế Iran, khiến họ phản ứng bằng những động thái mạnh mẽ. Tehran cũng đã ám chỉ hoặc từ chối khả năng đàm phán với Mỹ, trong khi các nhà ngoại giao của họ cố gắng đảm bảo khoản tín dụng 15 tỷ USD (12,2 tỷ đồng) để bù lỗ cho ngân sách của mình.

Và ngoài nhu cầu hiển nhiên này, Iran còn có “kế hoạch B”, và liên quan đến việc tiếp tục tham gia vào một mạng lưới các quốc gia Á-Âu mới nổi cùng với Trung Quốc-Nga. Moscow có tiếng nói hơn Bắc Kinh trên con đường thách thức chính quyền ông Trump. Sau khi Mỹ tuyên bố các lệnh trừng phạt mới đối với Ngân hàng Trung ương Iran, Bộ Ngoại giao Nga ngay lập tức tuyên bố phớt lờ, nói rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến cách tiếp cận của Moscow với Tehran”. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Iran trong lĩnh vực ngân hàng theo kế hoạch”, phía Moscow nhấn mạnh. Trung Quốc điềm tĩnh và kín đáo hơn Nga. Nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy, hợp tác Trung - Iran đang ngày càng mở rộng.

THANH VĂN