Kẻ làm, người lo
Dự luật cải cách thuế của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn đang chờ Quốc hội thông qua, có thể là cuộc đại tu thuế lớn nhất trong 3 thập niên qua của Mỹ.
Thượng viện Mỹ hôm 2-12 đã thông qua dự luật thuế của đảng Cộng hòa, có tính năng chính là cắt giảm thuế mạnh mẽ cho các tập đoàn lớn - giảm thuế suất từ 35% xuống còn 20%, mức thấp nhất trong 3 thập kỷ. Thuế thu nhập cá nhân sẽ bị giảm, hệ thống thuế được đơn giản hóa và thuế cho các Cty Mỹ chuyển tài sản ở nước ngoài cũng giảm. Hạ viện đã thông qua văn bản luật về cải cách thuế tháng trước, nhưng có những khác biệt đáng kể so với phiên bản của Thượng viện. Và nhiệm vụ trên vai của đảng Cộng hòa lần này là nỗ lực để Quốc hội thông qua dự luật cải cách thuế trước Giáng sinh.
Tất nhiên, cả Nhà Trắng, Quốc hội và có thể là đa số người dân Mỹ mong chờ một cuộc đại tu như thế này. Nhưng ở ngoài nước, việc giảm thuế làm tăng mối lo ngại ở Trung Quốc về những tác động tiềm ẩn của nó. Mặc dù tác động trực tiếp của việc cải tổ thuế ở Mỹ đối với Trung Quốc được nhìn nhận là khá hạn hẹp, nhưng Bắc Kinh vẫn thận trọng. Bởi vì một điều rõ ràng, việc cắt giảm thuế của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của Trung Quốc nhưng hạ thấp chi phí sản xuất, mở rộng thị trường rộng lớn hơn và tiếp tục cải cách tài chính.
Nhưng cũng đã có những cảnh báo: một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn ở Mỹ có thể đặt ra những thách thức đối với vị trí cạnh tranh của Trung Quốc, vào thời điểm chi phí nhân công tăng lên. Và còn đó là mối lo ngại về dòng vốn chảy ra. Khi thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn, nó sẽ khuyến khích các Cty Mỹ ở nước ngoài giữ lại nguồn lợi nhuận thậm chí còn tạo ra một làn sóng “hồi hương” lợi nhuận.
Tất nhiên, Bắc Kinh sẽ nỗ lực để giảm những tác động như thế này, có thể bằng những nỗ lực trong việc giảm chi phí của doanh nghiệp và tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng để thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài hơn. Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các biện pháp để giảm hoặc hạn chế đầu tư nước ngoài vào các thị trường tài chính. Nhưng theo cải cách mới nhất, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép sở hữu đến 51% cổ phần trong các Cty liên doanh trên thị trường chứng khoán, các quỹ…
THANH VĂN