Lật lại hồ sơ vụ án tổ chức phản động “Việt Nam dân tộc cách mạng đảng” Hồi kết bi ai của những kẻ phản dân hại nước (2)

Thứ ba, 27/12/2011 00:00

>> Lật lại hồ sơ vụ án tổ chức phản động “Việt Nam dân tộc cách mạng đảng” Hồi kết bi ai của những kẻ phản dân hại nước (2)

Bài 3: Chân tướng những kẻ phản quốc

(Cadn.com.vn) - Đối tượng cầm đầu tổ chức phản động VNDTCMĐ là Nguyễn Văn Bảy (1946, trú đường Nguyễn Văn Trỗi, quận 3, nay là Q. Sơn Trà, Đà Nẵng). Theo những tài liệu để lại thì từ năm 1972, Bảy đã cộng tác với tướng ngụy Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh Quân đoàn 1 đóng tại Đà Nẵng và Trưởng đã bàn với Bảy kế hoạch lập chiến khu để tiếp tục chống phá cách mạng.

au giải phóng, Bảy đã đề ra lý thuyết hoang đường, viết cương lĩnh phản động, lập ra tổ chức lấy tên là VNDTCMĐ, trực tiếp lựa chọn, sắp xếp tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, đưa vào tổ chức những tên rất nguy hiểm trong các đảng phái phản động, ngụy quân, ngụy quyền không chịu cải tạo, lôi kéo thanh niên, sinh viên, trí thức, tư sản bất mãn chống đối chế độ. Bảy đã móc nối được tổng cộng 44 tên và y cũng là người trực tiếp vạch kế hoạch tổ chức lực lượng chính trị, lực lượng quân sự phản cách mạng, xây dựng mật khu, bố trí cơ sở ở các địa bàn chiến lược xung yếu từ Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ đến Huế để thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Khi bị bắt, Bảy còn tìm cơ hội để tuyên truyền phản cách mạng trong trại giam và phản đối việc bị đưa ra truy tố, xét xử, có người đấu tranh phản đối thì bị y hành hung.

 Hồ Chư, Nguyễn Văn Chung và Nguyễn Sử

Nhân vật chóp bu thứ 2 trong tổ chức phản động VNDTCMĐ là Nguyễn An Dân (1947, quê xã Điện Thắng, H. Điện Bàn). Thời kỳ Mỹ-ngụy, Dân từng làm ở tạp chí “Đông Phương Văn đoàn”. Những bài báo do Dân viết thường ở dạng lập lờ hai mặt, có chống ngụy quyền nhưng lại chống cộng sản rất sâu sắc và y từng được Mỹ-ngụy công nhận là “có tinh thần chống cộng”. Sau giải phóng, lợi dụng có quan hệ với một số cán bộ cách mạng trước đây, y đã được chính quyền sắp xếp công việc là nhân viên Cty Hóa chất 2 Đà Nẵng, nhưng y chỉ dùng làm cái vỏ bề ngoài che đậy bản chất phản cách mạng. Khi tham gia thành lập VNDTCMĐ, Dân được giao giữ vai trò ủy viên trung ương phụ trách tổ chức, đã cùng Bảy soạn cương lĩnh, điều lệ, chọn người đưa vào tổ chức, sắp xếp lực lượng, vạch kế hoạch và âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.

Sau khi Bảy bị bắt, một mặt Dân đã đứng ra thay Bảy với vai trò thủ lĩnh, tổ chức các kế hoạch cho đồng bọn ở tỉnh Bình-Trị-Thiên đẩy mạnh hoạt động phản cách mạng nhằm đánh lạc hướng của cơ quan điều tra QN-ĐN. Mặt khác, Dân tiếp tục chỉ huy đồng bọn ở địa bàn QN-ĐN phát triển lực lượng xuống cơ sở xã, phát triển thêm căn cứ, tính toán thời cơ, ráo riết tổ chức lực lượng chính trị, quân sự và lực lượng ở hải ngoại để lật đổ chính quyền cách mạng.

Trần Ngọc Thành (Trung Nhân, 1940, trú đường Đinh Tiên Hoàng-ĐN), đã cùng Bảy, Dân trực tiếp viết luận cương, điều lệ của tổ chức này. Thành được Bảy, Dân coi là bậc đàn anh và cử làm ủy viên bộ chính trị trung ương phụ trách “Mặt trận liên tôn phục quốc” nhằm tập hợp lực lượng phản động trong các tôn giáo để hoạt động lật đổ. Khi vụ án được khám phá, những tài liệu thu được từ tổ chức phản động VNDTCMĐ thì chính Thành là người viết bản điều lệ của tổ chức VNDTCMĐ, ký tên với bí danh và chức vụ là “Ban chấp hành trung ương cục đảng bộ miền Trung”. Chính Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn An Dân sau này cũng đã xác nhận vị trí và hoạt động nguy hiểm của Trần Ngọc Thành. Khi bị bắt giữ, thái độ của Thành rất ngoan cố, chống đối đến cùng. Trong trại giam, y tìm cách thông cung cho đồng bọn khai báo quanh co nhằm che giấu tội lỗi.

Ông Văn Chính (1937, trú xã Hòa Thọ, H. Hòa Vang), được giao là tham mưu trưởng chi khu bộ chỉ huy mặt trận QN-ĐN, phó bí thư đảng bộ đặc nhiệm quân sự tỉnh QN-ĐN của tổ chức phản động VNDTCMĐ. Trước giải phóng, Chính công tác tại phòng 3 quân đoàn ngụy. Tháng 6-1978, Chính được Bảy, Dân giao nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng vũ trang phản cách mạng gây bạo loạn lật đổ ở QN-ĐN và cầm đầu phái đoàn đi hải ngoại để liên hệ với bọn đế quốc và phản động quốc tế, khuếch trương thanh thế, tranh thủ hợp pháp hóa ngụy quyền mới về mặt quốc tế.

Lê Đình Khôi (Phan Tấn Đạt, 1954, trú xã Hòa Phước, H. Hòa Vang) được chọn cử làm chỉ huy phó mật khu Thượng Đức. Khôi tích cực lo thu xếp lán trại, lương thực thực phẩm đủ để nuôi 3 trung đội, chờ thời cơ hoạt động vũ trang nổi dậy lật đổ. Tại mật khu Thượng Đức, để khỏi bị lộ chân tướng và tranh giành quyền lực, Khôi đã cho đồng bọn bắn chết Trương Công Tránh, sau đó lên thay Tránh trực tiếp là chỉ huy trưởng mật khu Thượng Đức.

Nguyễn Hữu Lang (Y Nhân, Thanh Nhân, 1944, trú Khu KTM Nam Yên, xã Hòa Liên, Hòa Vang) vốn là trung sĩ biệt động quân của ngụy. Nguyễn Ngọc Thành (Châu Nhân, 1925, trú đường Lý Thái Tổ-ĐN), được giao nhiệm vụ ủy viên trung ương phụ trách kinh tài kiêm phó bí thư đảng bộ miền Trung, đã cùng Bảy đi Huế để phát triển tổ chức. Thành còn dùng chính căn nhà của y làm nơi tổ chức hội họp của tổ chức phản cách mạng, đài thọ kinh phí cho tổ chức này hoạt động.

Ngoài ra, một số tên phản động khác cũng nguy hiểm không kém là Nguyễn Xuân Phú (Xuân Nhân, 1959, trú xã Hòa Khánh, Hòa Vang), được giao làm bí thư xã Hòa Khánh, lo việc phát triển cơ sở, Phú đã đưa được 30 đối tượng nguy hiểm phân bổ vào các lực lượng của VNDTCMĐ, tổ chức in các tài liệu phản cách mạng, khắc dấu... Nguyễn Đình Thêu (Phước Nhân, 1934, trú xã Hòa Khánh, Hòa Vang), được giao là xã trưởng xã Hòa Khánh, nhận nhiệm vụ và thực hiện kế hoạch giết 3 cán bộ xã nhưng vì các cán bộ này đi vắng nên không thi hành được... Lâm Văn Huynh (1943, trú Hòa Châu, Hòa Vang), được giao nhiệm vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, tích cực phát triển lực lượng và thực hiện kế hoạch vũ trang lật đổ vào cuối năm 1977. Nguyễn Văn Chung (Lê, 1948, trú P. Thạc Gián-ĐN) được giao phụ trách quân sự. Hồ Chư (Bảo Nhân, 1939, trú xã Hòa Khánh, Hòa Vang) được cử làm phó bí thư kiêm chính trị viên lực lượng dân quân phục quốc Quảng Đà, trung đội trưởng mật khu Nam Yên. Chư được giao treo cờ ngụy và gài lựu đạn cay vào nơi đang chuẩn bị họp mít-tinh nhân dân thôn Chơn Tâm, xã Hòa Khánh nhưng lựu đạn không nổ. Nguyễn Sử (Linh Nhân, 1937, trú Đại Quang, Đại Lộc), được giao là chỉ huy trưởng lực lượng “dân quân du kích phục quốc QN-ĐN”, phó bí thư đảng bộ đặc nhiệm lực lượng quân sự Đà Nẵng. Triệu Quang Toại (Quang Nhân, 1928, trú TX Tam Kỳ), được giao là tỉnh ủy viên phụ trách địa bàn xung yếu Tam Kỳ. Nguyễn Hồng (Dân, 1930, trú đường Ông Ích Khiêm-ĐN), có anh ruột là Nguyễn Nhuận cầm đầu tổ chức phản cách mạng ở Huế. Ông Văn Khôi (1934, trú xã Hòa Thọ, Hòa Vang, anh ruột của Ông Văn Chính), được giao là bí thư đặc nhiệm QN-ĐN phụ trách lôi kéo ngụy quân, vận động quần chúng ủng hộ bọn chúng tập hợp lực lượng vũ trang lật đổ chính quyền. Lưu Ngọc Em (1953, trú Điện Thọ, Điện Bàn), nhận nhiệm vụ xã trưởng xã Điện Thọ, xây dựng lực lượng cơ sở xã và 5 thôn ở xã Điện Thọ. Nguyễn Hạnh (Quý Nhân, 1937, trú đường Phan Châu Trinh-ĐN), là đại úy ngụy biệt phái sang làm Trưởng ty Công chính ngụy quyền tại Thừa Thiên được giao làm chủ tịch mặt trận vùng 3. Phùng Thế Truyền (Thế Nhân, 1927, trú đường Lê Lợi-ĐN), được giao chức bí thư tỉnh QN-ĐN và nhiệm vụ xây dựng khung lãnh đạo của tỉnh. Trần Văn Tiến (Tiến Nhân, 1947, trú đường Hải Phòng-ĐN), được giao nhiệm vụ xây dựng đoàn thanh niên VNDTCMĐ. Trần Đức Hào (Vương, Thiên Nhân, 1955, trú P. Chính Gián, Q. 2), tham gia tổ chức phản cách mạng “Biệt đoàn Quảng Đà” giữa năm 1977 nhưng thấy tổ chức này không có đường lối rõ ràng nên y gia nhập VNDTCMĐ và được Bảy giao phụ trách vùng xung yếu mật khu Nam Yên...

(còn nữa)

M.Hằng