LÊN KẾ HOẠCH SƠ TÁN DÂN VÙNG ĐỘNG ĐẤT VÀ HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2: Phải sơ tán 62.000 người, nếu vỡ đập
(Cadn.com.vn) - Ngày 16-1, UBND tỉnh Quảng
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, động đất tại Bắc Trà My đã có từ rất lâu (năm 1715) và từ đó đến hết tháng 11-2012 trên địa bàn này đã xảy ra 66 trận động đất, mạnh nhất là 4,8 độ Richter, thời gian xuất hiện dư chấn không quy luật. Riêng từ ngày 3-10-2012 đến ngày 16-11-2012 xảy ra 25 trận, có trận mạnh 4,6 độ Richter, dư chấn ảnh hưởng địa bàn của 13 huyện, thành phố của tỉnh và một số huyện lân cận của Quảng Ngãi, Đà Nẵng, làm hư hỏng hơn 1.000 nhà dân, gần 20 công trình công cộng tại H. Bắc Trà My.
Lãnh đạo BCH Quân sự tỉnh Quảng Nam trình bày ý kiến về phương án sơ tán dân. Ảnh: TRẦN TÂN |
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến của các địa phương thuộc khu vực TĐST2 và hạ lưu thủy điện này đều cho rằng, đặt ra phương án sơ tán dân nếu có động đất xảy ra là vô cùng cần thiết. Bởi động đất xảy ra rất đột biến không như bão lũ. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND H. Bắc Trà My nhận định: “Theo tôi cần dự báo, dự lượng trước để đề phòng, cảnh báo đến người dân một cách sớm hơn, dù chỉ trong vòng vài phút trước khi động đất xảy ra. Hiện tại 5 trạm quan trắc do Viện Vật lý địa cầu lắp đặt trên địa bàn chỉ có chức năng đo độ rung chấn khi động đất đã xảy ra rồi gửi về Viện, từ đó xác định vùng tâm chấn của động đất, bao nhiêu độ Richter rồi ra thông báo, chứ 5 trạm đó không có tác dụng dự báo, dự lượng trước được. Nên cần có phương án cụ thể điểm đi, điểm đến cho người dân một cách chi tiết để còn phòng tránh. Cần phải lắp đặt “còi hú” báo động về cho các huyện, xã, thôn xóm và quy định cách “hú còi” để người dân được biết”.
Đại diện lãnh đạo H. Hiệp Đức cũng cho rằng hình thức báo động như dùng còi hú, loa phóng thanh hay dùng súng bắn cảnh báo đến người dân trong lúc cấp bách là hoàn toàn cần thiết. Thượng tá Võ Mạnh Hùng (Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh), cho rằng: “Phải tính đến mực nước ngập của các sông, từng địa phương khi có lụt kèm theo thảm họa vỡ đập, cần cắm biển báo an toàn, không những lo cho người dân mà còn phải tính đến phương án đến từng trường học, bệnh viện,...”.
Bản đồ kế hoạch sơ tán nhân dân vùng động đất và hạ lưu TĐST. |
* Theo văn bản mới nhất của Văn phòng Chính phủ - 17/TB-VPCP, để chắc chắn hơn, với mục tiêu an toàn cao nhất cho tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chưa được tích nước phát điện tại TĐST2 để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ thêm về động đất. Thủ tướng yêu cầu, cùng với các chuyên gia trong nước, phải thuê chuyên gia tư vấn hàng đầu của quốc tế như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ (một số chuyên gia này đã có mặt tại hiện trường) để khảo sát, đánh giá về động đất kích thích liên quan tới an toàn của đập... |
Trần Tân