Lợi bất cập hại

Thứ bảy, 18/07/2015 09:26

(Cadn.com.vn) - Các thỏa thuận gần đây giữa P5+1 và Iran về chương trình hạt nhân đồng nghĩa với việc Iran sẽ một lần nữa được mua bán trên thị trường công nghệ vũ khí tiên tiến khi đã có thêm tiền. Và câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia nào đang nhắm mục tiêu làm ăn với Tehran?

Ngay sau khi một thỏa thuận cuối cùng được công bố, các quan chức Mỹ cho biết, Iran sẽ được tiếp cận số tài sản bị đóng băng trị giá hơn 100 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào thời điểm Tehran kiềm chế chương trình hạt nhân và được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận. Mới đây nhất, hôm 17-7, Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và giải phóng các tài sản bị phong tỏa của Iran.

Những động thái này rõ ràng cho thấy, Iran sẽ sớm có thêm tiền, trong bối cảnh quốc gia Hồi giáo đang ưu tiên "xốc lại" kho vũ khí của mình (Nhưng có lẽ, ngay cả khi các bên không đạt được thỏa thuận, "tuổi thọ" của lệnh cấm vận vũ khí cũng rất hạn chế). Vậy Iran đang cần những gì? Rất nhiều thứ. 30 năm hứng chịu lệnh trừng phạt cùng với chiến tranh để lại cho quân đội Iran một kho vũ khí cũ kỹ. Tehran làm tốt công việc ở một số khu vực, nhưng nước này thiếu tiềm lực, công nghệ và tiếp cận thị trường để phát triển thành công ngành công nghiệp quốc phòng "tự cấp tự túc".

Câu hỏi khác được đặt ra là liệu Nga và Trung Quốc có mong chờ đến thời điểm này. Thật vậy, sự chịu đựng và kiên nhẫn của Nga- Trung là một trong những điều kỳ diệu của quá trình trừng phạt. Bằng chứng rằng, dù ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và tên lửa nhằm vào Iran, nhưng cả Bắc Kinh và Moscow không gây cản trở và chệch hướng bàn đàm phán.  Iran từng mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc (cũng như Mỹ và những nước khác). Người ta dự đoán, Tehran sẽ tiếp tục hành động như vậy trong tương lai.

Và Quốc gia Hồi giáo có thể được coi là trận địa quan trọng nhất trong cuộc cạnh tranh xuất khẩu vũ khí nổi lên giữa Moscow và Bắc Kinh. Trong ngắn hạn, Iran có thể đầu tư vào máy bay giá cả phải chăng như JF-17, hoặc máy bay Flanker từ Trung Quốc hoặc Nga. Trong dài hạn, tùy thuộc vào giá dầu trên như thế nào và liệu thỏa thuận hạt nhân có được tuân thủ, Iran có thể cố gắng mua máy bay ngang tầm với các vụ mua bán tiên tiến nhất của Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh.

Iran còn cần nhiều loại khác, bao gồm cả phương tiện hiện đại chiến đấu mặt đất, tàu hải quân nhỏ, hiện đại, và một loạt các thiết bị hỗ trợ. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Tehran cần tính đến việc cân bằng sức mạnh quân sự của mình với các cường quốc bên ngoài, ngay cả Trung Quốc và Nga. Nhưng đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Khả Anh