Lồng bè mà biết nói năng...!

Thứ hai, 21/09/2020 15:36

- Có cái lồng bè mà cũng thơ phú ghê rứa anh Tư?

Hàng chục lồng bè cá của người dân bị đánh tan hoang.

- Bề Tui không biết đó thôi, sau cơn bão số 5, hàng chục hộ dân nuôi cá trong lồng bè dưới chân cầu Nguyễn Tri Phương (địa bàn P. Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng) mất trắng hàng chục tấn cá, thiệt hại hàng tỷ đồng.

- Ừ thiên tai mà, có nơi còn đổ nhà, chết người, thiệt hại nặng hơn nữa. Thôi của đi thay người chứ biết làm sao.

- Vấn đề là người dân cho rằng thiệt hại này là có thể tránh được nếu ngành chức năng và đơn vị liên quan chủ động hơn trong ứng phó với mưa bão.

- Nghĩa là có sự tắc trách hay chủ quan nào à?

- Người dân là chủ các lồng bè nuôi cá chẽm, cá diêu hồng trên sông Cẩm Lệ, cho biết, sáng 18-9 trong quá trình bão số 5 vào Đà Nẵng, ông cùng các chủ hộ nuôi cá lồng bè tại đây chứng kiến thấy 1 xà lan của đơn vị thi công đập tạm ngăn mặn tuyến số 2 trên sông Cẩm Lệ tiến hành rút cọc, khơi thông 1 đoạn nhỏ tuyến đập này. Thấy việc làm này có thể gây ảnh hưởng đến các lồng nuôi cá xung quanh, ông Trình cùng nhiều người đến yêu cầu đơn vị thi công tạm dừng công việc, nhưng đơn vị này vẫn rút cọc, và tiếp tục mở rộng việc khơi thông. Khoảng 14 giờ 30 cùng ngày, đơn vị thi công mới dừng công việc, lúc này, áp lực nước từ phía thượng nguồn đổ về nhiều hơn, nước chảy xiết vào vị trí mở cọc như 1 phễu hút nước, cuốn các lồng bè tại dọc ven bờ trôi theo. Một số lồng trôi thẳng về gần tuyến đập ngăn mặn số 2, còn phần nhiều va vào nhau rồi mắc kẹt lại dưới chân cầu Nguyễn Tri Phương. Với áp lượng nước chảy mạnh, các phuy nhựa, nhà bè bị lật nhào, gãy đổ, lưới rách khiến hàng tấn cá theo dòng nước mà thoát ra; hoặc bị ngợp nước dẫn đến hàng tấn cá chết ngay trong tối cùng ngày. Các hộ dân cho rằng, thiệt hại này không phải do thiên tai mà do chủ quan của đơn vị quản lý công trình đập tạm ngăn mặn.

- Thế đơn vị quản lý công trình giải thích thế nào?

- Đơn vị này cho rằng chưa ghi nhận thông tin này, nhưng nếu có thì nguyên nhân chính vẫn là do thiên tai. Vì nếu không có các cọc cừ, đập tạm thì nước thượng nguồn đổ về vẫn rất mạnh do lượng mưa nhiều. "Nếu người dân có phản ánh như vậy thì chúng tôi sẽ tiến hành xác minh, đánh giá nguyên nhân xem thế nào chứ chưa thể khẳng định được", ông Nam nói.

- Bề Tui thiết nghĩ, Dawaco và chính quyền địa phương có khảo sát, đánh giá khách quan cụ thể là có tác động từ việc thiếu chủ động trong ứng phó với thiên tai xảy ra dẫn đến thiệt hại đáng tiếc cho người dân hay không? Nếu có thì cần có biện pháp hỗ trợ, chứ đây là cả tài sản, cuộc sống của họ.

BỀ TUI