"Lục Vân Tiên" trên đèo Hải Vân
Cứu người như cứu mình
(Cadn.com.vn) - Trên đèo Hải Vân có một người đã từng cứu bao người mà đáng lẽ ra số phận đặt tên cho 2 từ "xấu số". Người đàn ông ngoại tuổi ngũ tuần với vóc dáng nhỏ thó, gầy guộc, đôi bàn tay chai sạn, đen đúa minh chứng cho một cuộc đời lam lũ, bần hàn. Nhưng đôi bàn tay ấy đã làm nhiều nghĩa cử cao đẹp và bên trong chiếc áo nâu sờn kia là một trái tim nhân hậu.
Ông đã từng cứu bao con người thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, hỗ trợ gia đình những nạn nhân thiệt phận việc mai táng, nhang khói... mà không một chút đòi hỏi cho cá nhân mình. Những người còn sống và cả những người đã mất không ai không biết đến cái tên "cúng cơm" của ông Nguyễn Thành (trú P. Hòa Hiệp Bắc – Q. Liên Chiểu – TP Đà Nẵng). Và họ đã trìu mến gọi ông là “Lục Vân Tiên”.
Ông sống cùng vợ con trong căn nhà nhỏ nằm cheo leo trên lửng đèo Hải Vân. Tôi được ông mời bữa cơm trưa thanh đạm, hương của mùi gạo mới quyện lẫn cái ngào ngạt của núi rừng càng làm câu chuyện giữa chúng tôi trở nên thân mật, cởi mở hơn. Nhấm ly rượu, ông hồi tưởng về những chuyện cách nay chừng 10 năm trước. Những người dân “ngụ cư” ít ỏi sống ở đèo Hải Vân chắc không ai quên vụ tai nạn thương tâm vào năm 1999.
Chiếc xe chở công nhân ngành ĐIệN lực thi công công trình 500kV
Ông Thành là người cứng cỏi nhưng cũng không tránh khỏi cảm giác gai lạnh, khủng khiếp... Phải khó khăn lắm ông và một vài người nữa mới đưa được những người còn thoi thóp vượt qua sườn núi cheo leo để cố mang lại sự sống cho họ. Do từ thời còn trẻ ông Thành đã nhiều lần làm công việc này nên ông cũng nhiều kinh nghiệm. Ông nhanh nhẹn đưa nạn nhân đi viện, ông gọi cả người nhà, bà con ra hỗ trợ và cũng không quên bảo quản đồ đạc của nạn nhân.
Cũng trong năm đó, tại đèo Hải Vân cũng xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chiếc xe khách chạy từ Hà Nội vào TPHCM bị đứt phanh khi đang vừa xuống dốc vừa cua tay áo. Chiếc xe loạng choạng kèm theo tiếng gào thét hốt hoảng của hành khách đã khiến ông Thành chú ý. Ông vội chạy theo và quan sát từng vòng quay của bánh xe.
Con đường lánh nạn cách đó hơn 100m đang trong quá trình hoàn thiện nên đống đá to sụ chỉ là vật cản cho chiếc xe nằm lại, nhưng bị lật nghiêng khiến hơn 20 người bị trọng thương. Ông Thành vội huy động người dân, gọi cứu hộ và hoa tiêu cho người đi đường dừng lại cùng cứu giúp những người bị nạn. Hôm đó, sau khi hoàn tất mọi công việc sơ cứu và đưa các nạn nhân vào bệnh viện, ông trở về nhà lúc 1 giờ sáng, bụng đói meo.
Đèo Hải Vân dài hơn 20km, có khoảng hơn 40 cái miếu và bàn thờ ven đường. Ông Thành chỉ cho tôi từng ngôi miếu và những câu chuyện ly kỳ liên quan tới chúng. Ông thuộc từng chi tiết của những cái chết thương tâm, mặc dù có những vụ tai nạn đã xảy ra cách đây chừng 20 năm. Bởi họ là những con người ông đã cố gắng hết sức để cứu sống nhưng không thể.
![]() |
Ông Thành và tác giả. |
Hiện giờ ông vẫn thường xuyên nhang khói cho một cái miếu nhỏ ngay bên cổng nhà ông. Đó là cái chết rất oan uổng của một nam sinh phổ thông trung học. Hôm đó chiếc xe chở khách của quân đội đang bám cua trên đoạn Kho xăng dầu H182, do đoạn cua hẹp và phải tránh xe đi ngược chiều nên chiếc xe này đã ép chặt em học sinh vào ta-luy đường làm em chết tại chỗ. Ông Thành thương xót vô cùng và đã cùng với các đồng chí bộ đội lo tang lễ cho em. Gia đình của nạn nhân cũng hiểu điều đó nên lập miếu thờ và nhờ ông ở gần thường xuyên nhang khói.
Chẳng thể kể hết những vụ tai nạn đã diễn ra trên cung đường này, cũng như chẳng thể kể hết những công lao của ông Thành đối với những con người không may bị nạn nơi đây. Ông chỉ tâm niệm một điều “cứu người như cứu chính bản thân mình”, lúc nguy nan mới cần đến nhau giúp đỡ.
Làm phúc để lấy đức cho con cháu
Ông Thành sống thanh đạm tới mức dung dị. Ông nói về việc cứu người của mình không phải để khoe khoang mà chỉ là câu chuyện kể về cuộc đời. Ông chỉ mong ước một điều, những việc làm của ông sẽ để lại cái phúc đức cho con cháu ông được hưởng. Cái hưởng cũng chẳng phải là tiền bạc giàu sang, mà chỉ cần sức khỏe, hạnh phúc và tất cả những gì giản đơn như ông đang có.
Tôi bấm máy liên lạc với chị Nguyễn Thị Yến, quê Minh Hòa, Thanh Sơn, Phú Thọ, người đã được ông Thành cứu sống cách đây 10 năm. Nghe tôi giới thiệu là người quen của “ông Thành - đèo Hải Vân”, chị hào hứng bắt chuyện với những lời thăm hỏi ông Thành đầy ấm áp. Chị nói năm 1999 chị đi vào miền
Cũng có những người vì những lý do khác nhau không tìm được ông, hoặc không thể nhớ nổi ai là người đã cứu mình thoát nạn. Chính bản thân ông cũng không nhớ nổi họ nữa, bởi nhiều quá. Nhà ông thi thoảng có một vài khách lạ tới để tri ân với người đã cứu sống mình. Ông Thành rất tự hào kể với tôi về cuộc sống của từng người. Tôi có cảm giác ông Thành thật giàu có, cái thứ giàu có mà chẳng phải ai cũng có được. Ông đang sở hữu một khối tài sản riêng - cực lớn, đó là tình cảm của những người bị nạn đã coi ông là ân nhân của họ.