Lý do Washington không thể rủ bỏ Qatar

Thứ năm, 27/07/2017 09:47

Các cường quốc trên thế giới đã và đang nhảy vào vụ khủng hoảng nghiêm trọng ở Vùng Vịnh, bùng nổ khi Saudi Arabia, UAE, Ai Cập và Bahrain cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với Qatar vào tháng 6, cáo buộc Doha bảo trợ khủng bố.

Dựa vào lời nói và hành động của cơ quan ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Qatar, Washington dường như không đứng về phía bên nào mà có kế hoạch tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tất cả các nước trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC). Tuy nhiên, thông điệp mâu thuẫn của chính phủ Mỹ về cuộc khủng hoảng Qatar đã minh họa bản chất phức tạp của vấn đề này.

Các quan chức cao cấp của đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Washington đã chỉ tay vào Doha hoặc Riyadh, xem cả hai đều là một phần của vấn đề. Trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Barack Obama, quan hệ của Qatar với Hamas và các phe phái Hồi giáo Sunni vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nghị sĩ Mỹ. Nghị sĩ John Kerry trong năm 2009 thậm chí đã nói rằng, “Qatar không thể tiếp tục là một đồng minh của Mỹ”. Hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump buộc tội các quan chức cao cấp Doha hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố, nhưng quan điểm của Bộ ngoại giao Mỹ lại khác.

Hồi đầu tháng 7, phản ứng trước loạt yêu sách hòa giải mà các nước Arab đưa ra cho Doha, cố vấn truyền thông Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, ông Hammond, khẳng định, “đây là con đường hai chiều” và “bị nhúng chàm”. Năm ngoái, các nghị sĩ Mỹ phủ quyết quyền phủ quyết của Tổng thống Obama thông qua Đạo luật chống lại các nhà tài trợ chống khủng bố (JASTA), có nghĩa là chính phủ Saudi Arabia có liên quan trong loạt tấn công khủng bố 11-9 ở Mỹ.

Ngoại trưởng Tillerson cũng nhấn mạnh, Washington tiếp tục coi trọng Qatar là một đồng minh thân cận của Mỹ. Hơn nữa, Mỹ và Qatar đã ký một thỏa thuận chống khủng bố khi ông Tillerson ở Doha vào ngày 11-7, theo sau đó hai nước đã hoàn thành một thương vụ bán máy bay chiến đấu trị giá 12 tỷ US vào tháng 6. Ngày hôm sau, ông Trump phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với CBN News rằng: “Chúng ta sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp với Qatar và sẽ không gặp vấn đề gì với căn cứ quân sự ở đây”.

Rõ ràng, bất chấp khủng hoảng, bất chấp áp lực của “Bộ tứ quyền lực Arab”, Washington và Doha vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ. Bởi lẽ, mục tiêu của Mỹ là củng cố vị thế trong các đồng minh Arab Sunni. Nếu các nỗ lực ngoại giao để hòa giải khủng hoảng khiến cả hai bên trở mặt, chính quyền Trump sẽ phải đối mặt với môi trường thách thức hơn ở Trung Đông.

THANH VĂN