Người kể chuyện ở Chín Hầm
(Cadn.com.vn) - Quá 12 giờ trưa, trời Huế mưa tầm tã. Kéo vội cái dù, ông dắt chúng tôi vòng qua tử ngục Chín Hầm nằm giữa rừng thông xanh ngát của đồi núi Thiên Thai, cách đàn Nam Giao chừng 3km về phía Tây Nam TP Huế. Giọng ông khi thì sang sảng, đanh thép như vạch trần tội ác tày trời của bạo chúa Ngô Đình Cẩn, lúc lại trầm lắng, thống thiết kể về nỗi khổ ải, đọa đày cũng như ý chí kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Người đàn ông 58 tuổi ấy tên Nguyễn Thanh, đã có 24 năm gắn bó với nghề hướng dẫn viên du lịch tại đất Cố Đô.
* Năm 1941, thực dân Pháp cho xây dựng Chín Hầm để cất giữ vũ khí. Sau năm 1953, bạo chúa Ngô Đình Cẩn đã cho cải tạo thành hầm ngục giam giữ, tra tấn các chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước. Đây là một nhà tù đặc biệt điển hình bởi ở Việt Nam từ xưa đến nay chưa có nhà ngục nào xây dựng như vậy, thậm chí cả thế giới cũng chưa thấy mô hình nhà tù kiểu ấy. Năm 1963, khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tử ngục Chín Hầm chấm dứt vai trò của mình.
Sống trong mồ
Năm 1993, nơi đây được xếp hạng di tích quốc gia. Cách địa ngục Chín Hầm khoảng 100m là biệt cung An Dưỡng nguy nga lộng lẫy, được mệnh danh là thiên đàng, nơi Ngô Đình Cẩn hú hí với mấy người đàn bà đồng thời chỉ đạo tay chân gây tội ác và giám sát mọi động tĩnh từ khu vực Chín Hầm.
"Hầm số 8, địa ngục trần gian, rộng 72m2, giam 20 người, chết 18 người. Xà lim số 1, đồng chí Lê Văn Hoàng, người Hòa Khương- Hòa Vang (Đà Nẵng), Phó ban Tình báo Liên khu V, mất năm 1961 sau gần 8 tháng giam giữ. Xà lim số 2, đồng chí Nguyễn Đình Trân, quê Điện Bàn (Quảng
"Một trong 2 người thoát chết khỏi Chín Hầm giờ vẫn còn sống. Đó là Đại tá Nguyễn Minh Vân, quê Quế Sơn (Quảng
Giữa mưa, ông Thanh vẫn nhiệt tình hướng dẫn cho khách.
Thắp lửa quá khứ
Ở di tích Chín Hầm có một người đã và đang làm công việc thắp lên ngọn lửa quá khứ. Tuổi cao, nhưng ông vẫn miệt mài thu nạp kiến thức, bổ sung thông tin quanh câu chuyện về Chín Hầm để kể cho du khách: Ai bị giam, họ ở đâu, làm gì, còn sống hay đã chết, về lại đây bao nhiêu lần... Ông bảo, không ít bạn trẻ tới đây, khi được nghe kể đã khóc vì xúc động. Họ thêm hiểu, tự hào và khâm phục thế hệ cha anh. Ông cũng vui mừng khoe, mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về thăm Chín Hầm, nghe ông thuyết minh, Thủ tướng khen ngợi và dặn ông giữ gìn sức khỏe, công tác tốt...
Ông Thanh có 2 người con, cả hai đều đang dạy đại học tại Huế. 24 năm làm hướng dẫn viên du lịch, ông đã đi khắp dải đất Việt Nam nhưng ông bảo, khi trở về Chín Hầm, ông luôn có cảm giác đây mới chính là "nhà" của mình, nơi ông sẽ gắn bó hết đời. Đêm đêm, giữa hoang vắng của núi rừng, ông lặng lẽ đi vòng đồi, qua 9 cái hầm để thắp hương cho những người đã khuất. Những ngày mưa gió, không có khách, ông vẫn đều đặn qua các hầm vài lần. Ông bảo, mình phải qua để anh linh những người đã ngã xuống được sẻ chia, an ủi.
Có một ngọn lửa vẫn rực cháy mãi giữa núi đồi Thiên
Thành