Ông Biden sẽ đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ hoàng kim?

Thứ bảy, 06/03/2021 10:53

Giới phân tích nhận định, sự suy thoái của nước Mỹ xảy ra trong một thời gian đã lâu chứ không chỉ là nhiệm kỳ 4 năm của cựu Tổng thống Donald Trump. Và tất nhiên, chính quyền mới của tân Tổng thống Joe Biden sẽ mất nhiều thời gian hơn để đảo ngược nó, để đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ hoàng kim.

Tân Tổng thống Joe Biden tại lễ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Mỹ hôm 20-1 tại thủ đô Washington.   Ảnh: Getty Images

Cuộc khủng hoảng bản sắc sâu sắc

Nước Mỹ dường như đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng bản sắc sâu sắc và một sự chia rẽ ý thức hệ gay gắt và không thể hòa giải hơn bao giờ hết trong ký ức gần đây.

Trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao vào tháng trước, tân Tổng thống Joe Biden đã cam kết mạnh mẽ “Nước Mỹ đã trở lại” và cho biết các giá trị dân chủ của quốc gia vẫn là “dây nối đất” và “nguồn sức mạnh vô tận” cho sức mạnh toàn cầu của nước này. Ông Biden từng đưa ra cam kết tương tự trong một lần xuất hiện tại Hội nghị An ninh Munich trực tuyến vào ngày 19-2, nơi ông nói về “những lợi thế lâu dài” của nước Mỹ. Những quan điểm này trong quá khứ chắc chắn đúng, nhưng mỗi ngày một mới, nước Mỹ ngày càng suy thoái và vẫn còn phải xem liệu giới lãnh đạo mới có đủ vững chắc để vượt qua thách thức đảo ngược xu hướng này hay không.

Còn nhớ nước Mỹ vào những năm 1940-1950. Mỹ vừa nổi lên khi chiến thắng cả Đức và Nhật trong Thế chiến II. Trong khi hầu hết các quốc gia tham gia cuộc chiến đang vật lộn để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và nền kinh tế, thì Mỹ đã nổi lên phần lớn bình yên vô sự và mạnh hơn bao giờ hết về kinh tế và quân sự. Sự lãnh đạo của Mỹ và các thể chế dân chủ cũng rất mạnh mẽ. Đó là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ. Tất nhiên, vẫn còn những rắc rối trong nước ở Mỹ vào thời điểm đó. “Cuộc chiến” giữa các đảng phái vẫn âm ỉ. Sự phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc vẫn lan tràn. Nhưng niềm tin vào các thể chế của Mỹ và sức mạnh quốc gia không hề lung lay. Tuy nhiên, ngày nay rất khó để theo dõi những gì đang xảy ra ở Washington và trên toàn nước Mỹ và đưa ra kết luận nào khác ngoài việc nước Mỹ đang suy tàn. Mỹ thiếu vai trò lãnh đạo – điều họ cần nhất trong năm qua. Phản ứng thiếu hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 không tạo được niềm tin về năng lực của Mỹ trong việc ứng phó với những thách thức toàn cầu.

Sự miễn cưỡng của cựu Tổng thống Donald Trump và nhiều người ủng hộ ông trong việc chấp nhận kết quả cuộc bầu cử tháng 11-2020 đã làm giảm quan điểm của Mỹ trong việc bảo vệ nền dân chủ. Các nhà phân tích vạch ra ranh giới giữa việc ông Trump từ chối nhượng bộ và cuộc đảo chính ở Myanmar, nơi các nhà lãnh đạo quân sự biện minh cho hành động của họ khi viện dẫn những tuyên bố chưa được xác minh về hành vi gian lận cử tri. Và rồi, những hình ảnh kinh hoành về cuộc bạo động ngày 6-1 tại Điện Capitol đã phá vỡ những nhận thức được trau dồi về sức mạnh của Mỹ.

Còn nhiều khó khăn

Mặc dù sự ra đi của ông Trump được xem là bước đi đúng hướng để xoa dịu nỗi lo lắng của cả trong nước và quốc tế về sức mạnh của quyền lực Mỹ, nhưng điều đó là chưa đủ. Giới phân tích nhận định, sự suy thoái của nước Mỹ xảy ra trong một thời gian dài đã lâu chứ không chỉ là nhiệm kỳ 4 năm của cựu Tổng thống Donald Trump. Và tất nhiên, chính quyền mới của tân Tổng thống Joe Biden sẽ mất nhiều thời gian hơn để đảo ngược nó, để đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ hoàng kim.

Vấn đề này không thể được giải quyết cho đến khi các chính trị gia và giới truyền thông vui vẻ ủng hộ họ tìm ra cách vượt qua sự chia rẽ đảng phái vô vọng đang làm tê liệt nước Mỹ. Tuy nhiên, sự chia rẽ dường như đang ngày càng cay đắng hơn và không thể hòa giải hơn bất kỳ thời điểm nào. Nó càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự thiếu lãnh đạo hoàn toàn từ Đồi Capitol. Các nhà lãnh đạo Quốc hội như Mike Mansfield, Henry Jackson và Bob Dole, những người chỉ huy sự tôn trọng giữa các đảng phái đã nghỉ hưu từ lâu và không có nhân vật đủ tầm nào xuất hiện trong thế hệ tiếp theo.

Thực tế là, gần 250 năm sau khi thành lập quốc gia, có thể có một cuộc khủng hoảng sâu sắc đến mức phải gióng lên hồi chuông cảnh báo về tính bền vững của nước Mỹ. Ông Biden đã cố gắng xoa dịu những lo lắng này trong bài phát biểu gần đây trước các nhà lãnh đạo Châu Âu. Ông lập luận, nền dân chủ “Không đến một cách ngẫu nhiên, chúng ta phải bảo vệ nó, chiến đấu vì nó, củng cố nó, làm mới nó”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương trong việc đương đầu với các thách thức toàn cầu: “Nếu chúng ta làm việc cùng với các đối tác dân chủ, với sức mạnh và sự tự tin, tôi biết rằng chúng ta sẽ đáp ứng mọi thách thức và vượt qua mọi thách thức”.

Vẫn còn phải xem liệu “các khán giả Châu Âu” có để tâm đến lời nói của Tổng thống Biden hay không. Tất nhiên, chỉ dựa vào lời kêu gọi chắc chắn sẽ không đủ để sửa chữa những thiệt hại đã gây ra cho uy tín của nước Mỹ. Thách thức này lớn hơn nhiều so với những gì mà tân Tổng thống Biden có thể đáp ứng trong nhiệm kỳ của mình.

KHẢ ANH

Quốc hội Mỹ tăng cường an ninh trước mối đe dọa tấn công cực đoan

Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ tuần tra gần Đồi Capitol ở Washington, D.C.   Ảnh: AFP

Ngày 4-3 (giờ địa phương), Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ đã tăng cường tuần tra xung quanh khu vực tòa nhà Quốc hội sau khi giới chức nước này cảnh báo về âm mưu tấn công của các phần tử cực đoan.

Trước đó, các nhà chức trách Mỹ ban hành cảnh báo, trong đó cho rằng, các nhóm cực đoan và những người ủng hộ nhóm QAnon lên kế hoạch về một vụ tấn công khác nhằm vào cơ quan lập pháp này vào khoảng thời gian gần với ngày 4- 3. Hạ viện Mỹ đã quyết định hủy các cuộc họp trong khi đó Thượng viện Mỹ vẫn tổ chức phiên họp toàn thể vào ngày 4-3 với việc tiến hành một cuộc bỏ phiếu về thủ tục đối với dự luật cứu trợ COVID19 trị giá 1.900 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất. Một quan chức xác nhận trong bối cảnh mối quan ngại về âm mưu tấn công từ các nhóm cực đoan, Cảnh sát Đồi Capitol đã yêu cầu gia hạn thời gian triển khai lực lượng Vệ binh quốc gia bảo vệ khu vực đến hết tháng 5 tới.