Phát hiện đường dây làm giả thuốc đông y “chữa xương khớp, dạ dày” quảng bá rầm rộ trên Facebook

Thứ hai, 26/05/2025 14:12

Công an tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện một số đối tượng có dấu hiệu sử dụng mạng xã hội để kinh doanh thuốc giả, gắn mác thuốc đông y.

Số thuốc chữa bệnh giả bị Công an tỉnh Thái Nguyên thu giữ
Số thuốc chữa bệnh giả bị Công an tỉnh Thái Nguyên thu giữ

Ngày 24/5, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, đơn vị đang mở rộng điều tra hai vụ việc liên quan đến hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, được các đối tượng quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Thái Nguyên phát hiện một số đối tượng có dấu hiệu sử dụng mạng xã hội để kinh doanh thuốc giả, gắn mác thuốc đông y chữa các bệnh xương khớp, dạ dày, đại tràng với quảng cáo "uy tín, hiệu quả".

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Phòng An ninh mạng và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra một ngôi nhà tại phường Cam Giá, TP Thái Nguyên.

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện Hồ Thị Hoa (SN 1989, trú tại phường Cam Giá) cùng một số người khác đang thực hiện hành vi đóng gói nhiều hộp thuốc nghi là thuốc điều trị bệnh.

Khai nhận với cơ quan công an, đối tượng Hoa cho biết đã mua thuốc bán thành phẩm trôi nổi trên thị trường, sau đó thuê người đóng gói, dán nhãn mang tên một loại thuốc Đông y của người khác nhằm tạo sự tin tưởng với khách hàng.

Hoa còn tổ chức mô hình kinh doanh bài bản với các nhóm tư vấn, nhóm chốt đơn và nhóm đóng hàng. Nhóm tư vấn sử dụng fanpage trên Facebook để nhắn tin, gọi điện cho khách, chốt đơn hàng rồi chuyển thông tin cho Hoa in đơn, sau đó chuyển cho nhóm đóng hàng để gửi cho khách.

Trung bình mỗi tháng, nhóm của Hoa bán được khoảng 1.000 sản phẩm, thu lợi khoảng 200 triệu đồng.

Cùng thời điểm, một tổ công tác khác tiến hành kiểm tra nơi ở của Đỗ Tiến Hùng (SN 1993, trú tại xã Đào Xá, huyện Phú Bình). Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện nhiều loại thuốc thành phẩm và bán thành phẩm, chủ yếu là thuốc trị xương khớp, không rõ nguồn gốc.

Hùng khai nhận toàn bộ số thuốc này được thu mua trôi nổi trên thị trường, sau đó thuê người đóng gói, dán nhãn gắn mác thuốc Đông y nhằm đánh vào tâm lý người tiêu dùng chuộng thuốc Nam, thuốc thảo dược.

Đối tượng Hùng thuê 9 người làm việc, thiết lập fanpage, quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, tư vấn qua điện thoại để mời gọi khách hàng. Trung bình mỗi tháng, nhóm của Hùng bán ra khoảng 2.000 sản phẩm, thu lợi bất chính khoảng 400 triệu đồng.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều tang vật liên quan như máy đóng gói, tem nhãn, điện thoại, máy tính, cùng hàng trăm sản phẩm thuốc thành phẩm và bán thành phẩm.

Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Thái Nguyên tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Quốc Tùng

Mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Triển khai công điện số 65/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các địa phương mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn hàng giả là thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, hóa chất... từ ngày 15-5 đến 15-6.

UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo “nóng” về đấu tranh chống hàng giả

UBND TP Đà Nẵng vừa đã ban hành Công văn số 2865/UBND-SCT về việc tăng cường quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đặc biệt là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên địa bàn TP.

Thủ tướng: Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt

Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Bộ Công an thông tin tiến độ điều tra các vụ án sữa giả, thuốc và thực phẩm chức năng giả

Quá trình điều tra vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sử dụng kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường do Công ty TNHH Hirbitech sản xuất, cơ quan điều tra đã xác định 2 sản phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty TNHH Herbitech sản xuất là hàng giả. Đồng thời đã thu giữ 115 mẫu sản phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Herbitech sản xuất