QUÊ TA GIẢI PHÓNG RỒI
>> KỶ NIỆM 38 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM
Giải phóng Quảng Nam
(Cadn.com.vn) - Chiến thắng dồn dập của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam cuối năm 1974 đầu năm 1975 đã làm cho ngụy quân, ngụy quyền suy sụp hẳn, thế và lực của ta mạnh lên nhiều lần, tạo thời cơ chiến lược để T.Ư Đảng quyết định giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Tại chiến trường Quảng Nam- Đà Nẵng, sau chiến thắng Nông Sơn-Trung Phước và Thượng Đức, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. Vùng căn cứ miền núi được củng cố và xây dựng vững chắc. Hệ thống đường giao thông đã nối liền với đường chiến lược 559 và vươn dài xuống các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Hòa Vang, Duy Xuyên...Vùng giải phóng chiếm đến 70% đất đai, các đơn vị chủ lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 đứng chân vững vàng trên các địa bàn trọng yếu của tỉnh, bộ đội địa phương tỉnh, huyện được củng cố lớn mạnh. Lực lượng du kích, biệt động, du kích mật và lực lượng hoạt động vùng địch phát triển sâu rộng trong các thành phố, thị xã...
Đầu tháng 2-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư quyết định lấy thị xã Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu cho trận then chốt mở màn chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Quân khu 5 đảm nhận ở chiến dịch Tiên Phước- Tam Kỳ nhằm phối hợp với hoạt động tiến công của chủ lực Bộ Tư lệnh ở Tây Nguyên. Tỉnh ủy Quảng Nam chủ trương huy động lực lượng của tỉnh cùng với lực lượng địa phương Thăng Bình, Tam Kỳ tiêu diệt địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giải phóng các xã vùng Đông Thăng Bình, Bắc Tam Kỳ, tạo thế bao vây uy hiếp phía Đông tỉnh lỵ Quảng Tín. Phối hợp với chiến trường Quảng Nam, các lực lượng Quảng Đà đẩy mạnh đánh phá cắt đứt các trục giao thông, giải phóng trung Duy Xuyên, đông Gò Nổi, vùng A, B Điện Bàn, tạo thế bao vây uy hiếp địch ở thị trấn Vĩnh Điện, đẩy mạnh các hoạt động trong vùng địch và TP Đà Nẵng.
Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã thành lập bộ phận chỉ đạo tiền phương do đồng chí Hoàng Minh Thắng- Bí thư Tỉnh ủy phụ trách và các đồng chí Nguyễn Thành, Lê Hải Lý, Trần Anh Vũ, Nguyễn Thành Năm cùng một số cán bộ các ban, ngành tham gia. Bộ phận đi cùng chủ lực quân khu ở hướng trọng điểm do đồng chí Võ Quỳnh- Phó Bí thư phụ trách, bộ phận thường trực do đồng chí Đỗ Thế Chấp- Phó Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Đức Bốn chỉ đạo. Bộ tư lệnh Quân khu 5 thành lập Bộ tư lệnh tiền phương do đồng chí Nguyễn Chánh- Phó Tư lệnh quân khu làm Tư lệnh tiền phương, đồng chí Đoàn Khuê làm Chính ủy.
Cũng trong thời gian này, Thường vụ Tỉnh ủy và Tỉnh đội đề nghị Thường vụ Khu ủy và quân khu thành lập Đảng ủy vùng Đông trực tiếp chỉ đạo tấn công nổi dậy giải phóng vùng Đông Thăng Bình và Bắc Tam Kỳ. Tỉnh ủy đã huy động hàng trăm dân công phối hợp với Trung đoàn Công binh 803 quân khu sửa chữa, làm mới nhiều tuyến đường phục vụ chiến dịch, cuối tháng 2-1975 đã chuyển đến các khu chiến 179 tấn đạn, hơn 136 tấn lương thực. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 điều các đơn vị chống phản kích từ Quảng Ngãi ra, cho đặc công tập kích khu đạn Sũng Mây, bãi cơ giới Xuân Thiều, cắt đứt đèo Hải Vân...đánh lạc hướng phán đoán của địch.
![]() |
Quân giải phóng chuẩn bị tiến công thị xã Tam Kỳ. |
Ngày 7-3-1975, tại cuộc họp đầu não quân khu 1 ngụy, Ngô Quang Trưởng- Tư lệnh quân khu mới nhận ra hướng tấn công chủ yếu của ta ở Tây Nam Tam Kỳ, vội vã điều liên đoàn biệt động 12 ở căn cứ Phú Lộc vào Tuần Dưỡng ứng cứu, nhưng vừa chân ướt chân ráo đến nơi thì ta đã mở chiến dịch Tiên Phước-Tam Kỳ. Ngày 10-3-1975, Sư đoàn 2 bộ binh, Tiểu đoàn 10 đặc công, Trung đoàn pháo binh 572, 368, Trung đoàn cao xạ 573 cùng lực lượng bộ đội địa phương đồng loạt đánh chiếm các mục tiêu Suối Đá, cao điểm 211, chi khu Tiên Phước, chi khu Phước Lâm, chỉ trong 1 ngày đã làm chủ hoàn toàn khu vực.
Mất Tiên Phước-Phước Lâm, địch hoảng hốt điều liên đoàn biệt động 12 và trung đoàn bộ binh số 5 sư 2 phản kích nhằm ngăn chặn ta tiến công về đồng bằng, nhưng đã bị ta chặn đánh tan rã tại Kỳ Ngọc, Kỳ Long. Địch hoảng hốt điều Trung đoàn 4 từ Quảng Ngãi ra cùng liên đoàn biệt động 12 lập phòng tuyến bảo vệ Tam Kỳ. Trong 7 ngày đêm chiến đấu, trên hướng trọng điểm Tiên Phước-Phước Lâm, ta đã làm chủ khu vực rộng lớn, giải phóng 21.000 dân, tiêu diệt và bắt sống hơn 2.000 tên địch. Trên hướng trọng diểm Đông Thăng Bình-Bắc Tam Kỳ, Tỉnh ủy Quảng
Từ đêm 14-3 đến ngày 22-3 lực lượng bộ đội địa phương cùng các lực lượng chính trị, binh vận, quần chúng nổi dậy diệt, phá kềm, đánh địch phản kích giải phóng hoàn toàn vùng Đông, mở rộng vùng giải phóng về phía Bắc Tam Kỳ, địch thất bại nặng nề phải lui về phía Tây phản kích và chốt giữ quận lỵ Hà Lam. Quân ta khép chặt vòng vây tỉnh lỵ Quảng Tín, tỉnh trưởng Quảng Tín và tiểu khu trưởng Quảng Tín hốt hoảng bỏ chạy về Đà Nẵng. Chiều 23-3-1975, toàn bộ các cơ quan đầu não của địch ở Quảng Tín đều tê liệt. Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu 5 quyết định giải phóng thị xã Tam Kỳ trong ngày 24-3-1975.
![]() |
Quân giải phóng đánh chiếm tỉnh đường Quảng Tín. |
Ông Nguyễn Duy Hưng (90 tuổi), trên 60 năm tuổi, nguyên Phó Ban thành phố của Khu ủy khu 5 nhớ lại: ngày 22-3-1975, ông đi công tác Quảng Ngãi, lúc này hầu như vùng ven thị xã Quảng Ngãi, quân và dân ta đã nổi dậy giải phóng làm chủ. Ngày 23-3, vừa về tới Tam Kỳ, ông Hưng gặp đồng chí Nguyễn Chánh- Phó Tư lệnh Quân khu 5, ông Chánh mời ông Hưng vào họp cùng bàn chuyện giải phóng Tam Kỳ. Trong niềm vui, phấn chấn với những chiến thắng dồn dập của quân dân ta, ông Mười Chấp (Đỗ Thế Chấp)- Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam rủ ông Hưng: "Mi ở lại giải phóng Tam Kỳ với tau...".
Nhưng ông Chánh can, đề nghị ông Hưng phải ra Đà Nẵng gấp. Lúc này, trên các hướng phối hợp, quân ta đã đánh chiếm khu vực Cẩm Khê, Cốc Rạng, Khánh Thọ Đông, Đức Tân 4, tiêu diệt làm tan rã hoàn toàn liên đoàn biệt động 12 của ngụy, bọn địch ở tiểu khu Quảng Tín tháo chạy. Thừa thắng, quân ta từ hai hướng Tây và
![]() |
Quân giải phóng tiến vào thành phố Đà Nẵng. |
Chiến thắng Tiên Phước-Tam Kỳ thể hiện vai trò sáng tạo của Thường vụ Khu ủy 5, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong việc chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, kịp thời nắm vững thời cơ để giành thắng lợi to lớn. Trong chiến dịch này, ta đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đòn tiến công của các lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng, phối hợp chặt chẽ lực lượng của 3 thứ quân, chọn thời cơ đánh trúng vào chỗ yếu của địch để giành thắng lợi, tạo thế bao vây, cô lập quân địch ở Đà Nẵng, thúc đẩy nhanh chiến dịch giải phóng Đà Nẵng.
Giải phóng Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai ở miền
Ngày 25-3, Bộ Chính trị họp nhận định thời cơ đã đến và hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền
Đặc khu ủy quyết định thành lập Ban chỉ huy tiền phương do đồng chí Trần Thận- Bí thư Đặc khu ủy làm Chính ủy, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của khu ủy và quân khu 5 như đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân cùng với bộ chỉ huy tiền phương về Quảng Đà trực tiếp theo dõi và chỉ đạo cuộc tiến công và nổi dậy ở thành phố...Thường vụ khu ủy phân công đồng chí Hồ Nghinh-ủy viên thường vụ khu ủy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Đà Nẵng cùng với đặc khu ủy. Các mũi công tác thành phố gồm đấu tranh chính trị, binh vận, an ninh, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, mặt trận...đều tổ chức ra quân phối hợp hành động. Các Ban cán sự được chuyển thành ủy ban khởi nghĩa, toàn thành phố đã thành lập được 27 ủy ban khởi nghĩa hướng dẫn các cơ sở may cờ, phát triển lực lượng tự vệ, chốt giữ các vị trí...Phụ nữ thành phố thành lập 20 ủy ban khởi nghĩa, huy động hàng chục xe cơ giới chuẩn bị đón bộ đội vào thành phố. Các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, Duy Xuyên ngoài việc tổ chức lực lượng khởi nghĩa tại chỗ còn huy động quần chúng tham gia nổi dậy trong thành phố...
![]() |
Nhân dân Đà Nẵng nô nức xuống đường đón mừng quân giải phóng và làm chủ thành phố. Ảnh tư liệu. |
Từ ngày 27-3, các lực lượng vũ trang đã tiến công, nhân nổi dậy làm chủ hàng loạt các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, thị xã Hội An. Hòa Vang là vành đai bảo vệ Đà Nẵng, chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy diễn ra rất khẩn trương, quyết liệt, đêm 27-3, hơn 3.000 binh lính tại Trung tâm huấn luyện Hòa Cầm nổi dậy làm binh biến, nhiều trận đánh ác liệt diễn ra ở Hòa Phước, miếu Bông, chốt điểm cầu Tứ Câu, Cầu Đỏ trên QL1... Hướng Đông, quân giải phóng và nhân dân tấn công làm chủ khu vực Hòa Hải, sân bay Nước Mặn, đồn pháo binh Hoàng Hoa Thám...
Các cánh quân giải phóng như gọng kìm ngày càng siết chặt Đà Nẵng. Lực lượng địch lúc này còn khá đông, trên 10 vạn quân, nhưng đều trong tình trạng hỗn loạn. Nguyễn Văn Thiệu cho chuyển gấp 20.000 khẩu súng "tiếp viện" cho Đà Nẵng, ra sức kêu gào "Tử thủ Đà Nẵng". Mỹ cho lập cầu hàng không đưa cố vấn Mỹ và sĩ quan cao cấp ngụy cùng gia đình di tản vào Sài Gòn càng gây thêm sự rối loạn trong hàng ngũ địch, chúng bắn giết lẫn nhau để tranh nhau đi di tản, tinh thần quân ngụy suy sụp đến cực điểm. Trước tình thế đó, Bộ Tổng tham mưu điện chỉ đạo Quân khu 5: "Không chờ lực lượng tăng cường. Vấn đề then chốt là diệt quân đoàn 1 ngụy và sư lính thủy đánh bộ, không cho chúng chạy về co cụm ở Sài Gòn".
Đảng ủy Bộ tư lệnh mặt trận quán triệt tư tưởng "5 nhất": kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất, chắc thắng nhất. Mờ sáng ngày 28-3, tất cả cán bộ chỉ huy Khu ủy chia làm 2 hướng từ căn cứ Hòn Tàu tiến về Đà Nẵng. 7 giờ ngày 29-3, bộ chỉ huy tiền phương của Khu ủy, Quân khu ủy V và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 đã thống nhất quyết tâm giải phóng Đà Nẵng trong ngày 29-3. Lúc này, địch trong thành phố đã hoang mang, dao động cực độ. 5 giờ sáng ngày 28-3, ta bắn pháo lớn khống chế sân bay, bến cảng, sở chỉ huy quân đoàn 1, bán đảo Sơn Trà... địch càng hỗn loạn hơn. 22 giờ ngày 28-3, Ngô Quang Trưởng- viên tướng được đánh giá là giỏi nhất trong hàng ngũ tướng VNCH đã bỏ nhiệm sở, lên máy bay lên thẳng bay ra hạm đội 7, trốn về Sài Gòn, bỏ mặc binh sĩ dưới quyền ở Đà Nẵng.
Được tin này, đồng chí Trần Hưng Thừa- Thường vụ đặc khu ủy, Bí thư quận 1 từ nội thành đã viết thư hỏa tốc báo cáo Thường vụ đặc khu ủy, đề nghị đưa lực lượng vào giải phóng thành phố ngay. Sáng sớm ngày 29-3, tại nhà số 245 - Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, đồng chí Trần Hưng Thừa đã phát lệnh khởi nghĩa trong nội thành. Ủy ban khởi nghĩa các quận, khu phố và các cơ sở của ta đã nhanh chóng tổ chức quần chúng xuống đường chiếm lĩnh các cơ quan, công sở ngụy quyền, phá cửa nhà lao Kho Đạn, giải thoát cho 700 cán bộ, chiến sĩ tù đày, bổ sung vào lực lượng khởi nghĩa. 8 giờ ngày 29-3, pháo ta bắn cấp tập vào bán đảo Sơn Trà, các cánh quân giải phóng từ nhiều hướng ào ạt tiến vào Đà Nẵng. 11 giờ, đơn vị dẫn đầu của Quân đoàn 2 đã vào đến đường Hùng Vương, nhân dân mừng rỡ ào ra đường phố đón mừng quân giải phóng. 12 giờ 30 ngày 29-3-1975, quân chủ lực, tự vệ, biệt động thành phố đã tiếp quản Tòa thị chính ngụy quyền. Lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền
![]() |
Ông Nguyễn Duy Hưng- cán bộ lão thành cách mạng, người trực tiếp tham gia giải phóng Đà Nẵng, nhớ mãi những ký ức về ngày giải phóng Đà Nẵng hào hùng của quân dân ta. Ảnh: H.T |
Chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta ở Đà Nẵng đã đẩy quân địch vào tình thế tuyệt vọng, suy sụp, tan rã, chiến lược chiến thuật lâm vào bế tắc như đi vào ngõ cụt. Đồng chí Lê Duẩn- Tổng Bí thư Đảng ta đã đánh giá: "Tấn công và nổi dậy giải phóng thành phố Đà Nẵng có ý nghĩa quyết định sự sụp đổ quân ngụy ở miền
Hồng Thanh