Rộ tin Iran đang xây cơ sở hạt nhân dưới lòng đất
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Mỹ đang ở mức đáng lo ngại, một số hình ảnh vệ tinh được chụp gần đây cho thấy, Tehran có thể đang xây cơ sở hạt nhân dưới lòng đất.
Hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies chụp ngày 11-12 cho thấy hoạt động xây dựng tại cơ sở hạt nhân Fordo của Iran. Ảnh: AP |
Theo các bức ảnh vệ tinh mà hãng tin AP thu thập được hôm 18-12, Iran đã bắt đầu xây dựng một địa điểm tại cơ sở hạt nhân dưới lòng đất ở Fordo. Quốc gia Hồi giáo đã không công khai thừa nhận bất kỳ công trình xây dựng mới nào tại Fordo, mà phương Tây phát hiện ra vào năm 2009, trước khi đến chặng đường dài là các cường quốc thế giới ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Tehran. Trong khi hiện mục đích xây dựng tòa nhà này vẫn chưa rõ ràng, bất kỳ hoạt động nào tại Fordo có thể sẽ gây ra mối lo ngại mới trong những ngày nền chính trị Mỹ đang đứng trước thời điểm nhạy cảm - trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Hiện tại, Iran được cho là đang xây dựng cơ sở hạt nhân Natanz của mình sau một vụ nổ bí ẩn vào tháng 7 tại đây, vụ việc mà Tehran mô tả là một cuộc tấn công phá hoại. Sputnik dẫn lời chuyên gia Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury nhận định, chính quyền Iran đang có một số hoạt động dưới lòng đất gần tổ hợp hạt nhân Natanz. “Những bức ảnh được vệ tinh của Planet Labs chụp cho thấy có các lối đi vào công trình nằm dưới lòng đất gần tổ hợp Natanz tại Iran”, ông Lewis nói. Trong động thái mới nhất này, chuyên gia Jeffrey Lewis cũng cho rằng, “bất kỳ thay đổi nào tại địa điểm này sẽ được theo dõi cẩn trọng như một dấu hiệu cho thấy chương trình hạt nhân của Iran đang hướng tới.
Phái bộ của Iran tại LHQ đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về những hình ảnh mới nhất này. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nơi có các thanh sát viên ở Iran trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân, cũng chưa có bất kỳ tuyên bố nào. IAEA cho đến nay vẫn chưa tiết lộ công khai liệu Iran có thông báo cho họ về bất kỳ hoạt động xây dựng nào tại Fordo hay không.
Trong khi đó, theo các nguồn tin, việc xây dựng tại khu vực Fordo bắt đầu vào cuối tháng 9. Hình ảnh vệ tinh thu được từ Maxar Technologies cho thấy việc xây dựng đang diễn ra ở một góc phía tây bắc của khu vực, gần thành phố linh thiêng Qom khoảng 90 km về phía tây nam của Tehran. Một bức ảnh vệ tinh ngày 11-12 cho thấy những gì có vẻ là nền móng được đào cho một tòa nhà với hàng chục cây cột. Những cột trụ như vậy có thể được sử dụng trong xây dựng để hỗ trợ các tòa nhà trong vùng động đất. Vị trí nằm về phía tây bắc của cơ sở ngầm của Fordo, được xây dựng sâu bên trong một ngọn núi để bảo vệ nó khỏi các cuộc không kích tiềm tàng. Địa điểm này nằm gần các tòa nhà hỗ trợ và nghiên cứu và phát triển khác tại Fordo.
Trong số các tòa nhà đó có Trung tâm Công nghệ Chân không Quốc gia của Iran (NVTCV). Công nghệ chân không là một thành phần quan trọng trong các máy ly tâm khí uranium của Iran, làm giàu uranium. Một tài khoản Twitter có tên là Observer IL đầu tuần này đã đăng một hình ảnh của Fordo cho thấy công trình xây dựng này, được Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc chụp lại. AP sau đó đã tiếp cận người dùng Twitter này, vốn tự nhận mình là một quân nhân Lực lượng Phòng vệ Israel đã nghỉ hưu với trình độ kỹ sư dân dụng. Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc cũng thừa nhận đã chụp bức ảnh vệ tinh này.
Chưa rõ mục đích của công trình này nhưng việc những hình ảnh này xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Mỹ đang khiến mọi việc ở mức đáng lo ngại hơn. Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2018 đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, trong đó Tehran đã đồng ý hạn chế việc làm giàu uranium để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế. Ông Trump đã viện dẫn chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, các chính sách khu vực và các vấn đề khác khi rút khỏi hiệp định, mặc dù thỏa thuận tập trung hoàn toàn vào chương trình nguyên tử của Tehran. Khi Washington tăng cường các biện pháp trừng phạt, Tehran dần dần và công khai từ bỏ các giới hạn của thỏa thuận khi một loạt các sự cố leo thang đã đẩy hai nước tới bờ vực chiến tranh vào đầu năm. Căng thẳng vẫn ở mức cao.
Lewis nói: “Đây là một điểm gắn bó chính trong các cuộc đàm phán dẫn đến thỏa thuận hạt nhân Iran. Trong khi Mỹ yêu cầu Iran đóng cửa thì các lãnh đạo tối cao của quốc gia Hồi giáo nói rằng, việc giữ nó là ranh giới đỏ.
KHẢ ANH