“Sát thủ bom thư” kinh hoàng nhất thế giới (2)
>> “Sát thủ bom thư” kinh hoàng nhất thế giới
Kỳ cuối: Những bưu kiện đẫm máu
(Cadn.com.vn) - “Sát thủ bom thư” Theodore Kaczynski luôn ấp ủ những âm mưu lớn hơn mà mục tiêu của hắn là chính những chuyến bay với hàng trăm hành khách.
Nhận “quà” bom
Ngày 9-5-1979, John Harris, một sinh viên thiết kế xây dựng quyết định kiểm tra một chiếc hộp có hình chóp nhọn, dùng để đựng đồ dùng cá nhân mà anh thấy bỏ lại phòng 2424 của Trường ĐạI học Northwestern mấy ngày qua.
Chiếc hộp được làm bằng gỗ và buộc chặt với một cuộn băng. Tuy nhiên, khi vừa mở ra, Harris nghe thấy một tiếng nổ vang trời, song anh may mắn chỉ bị một vết cắt do mảnh gỗ gây ra và bỏng nhẹ. Theo nhận định của chuyên gia, quả bom này được chế tạo với mục đích gây hoảng sợ với những tiếng nổ to chứ không có tính sát thương. Vụ này chưa qua thì giới chức Mỹ lại chấn động khi nghe báo tin về một vụ nổ bom tự tạo khác cũng được đặt trong một hộp gỗ trên chuyến bay mang số hiệu 444 của Hãng Hàng không American Airlines hành trình từ Chicago tới thủ đô Washington. Theo các hành khách, họ thực sự hốt hoảng khi nghe một tiếng nổ lớn từ khoang hành lý và sau đó cùng phi hành đoàn tháo chạy theo lối thoát hiểm. 12 người bị thương được đưa vào bệnh viện.
Ngày 10-6, Percy Wood - Chủ tịch United Airlines tổ chức lễ kỷ niệm 60 tuổi của mình và cùng hôm đó, một gói bưu kiện được gửi về tận nhà ông ở Lake Forest. Khi ông mở cuốn sách, một thiết bị được gài sẵn trong đó bất ngờ phát nổ, một số mảnh kim loại và mảnh gỗ bắn tung tóe, ông Wood bị thương ở tay, mặt và đùi. Tên Theodore tiếp tục gây ra nhiều vụ gửi các bưu kiện bom thư cho các giáo sư khác, nhưng đến ngày 11-12-1985, y mở một vụ tấn công có tính sát thương nghiêm trọng nhất từ khi “sát thủ bom thư” ra đời: đó là vụ đánh bom vào Hugh Scrutton, chủ cửa hàng máy tính ở California khiến ông này thiệt mạng do bị mảnh bom trúng vào tim. Năm 1994, một chuyên viên quảng cáo bị giết bằng một bom thư khác. Trong một lá thư, y bào chữa vụ giết người này bằng cách chỉ ra rằng lãnh vực quan hệ công chúng là một hoạt động nằm trong các kỹ năng phát triển nhằm bóp méo thái độ sống của mọi người.
Ngày 24-4-1995, Gillbert P. Murray - Chủ tịch Hiệp hội lâm học trở thành nạn nhân thứ 3 bị mất mạng vì bom thư.
![]() |
Ted Kaczynski (ảnh nhỏ) lúc bị bắt giữ và ngôi nhà nơi y sống để chế tạo bom. |
Ngày tận số của “chuyên gia” bom thư
Ngay sau vụ tấn công nhằm vào Hãng Hàng không American Airlines, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phải vào cuộc điều tra.
Theo FBI, rõ ràng thủ phạm đang nhắm vào Hãng Hàng không American Arilines. Ngay lập tức, hai hãng hàng không đối thủ trong việc kinh doanh của American Arilines bị tình nghi liên quan đến vụ tấn công. Dịch vụ bưu điện Mỹ cũng bị liệt vào diện tình nghi bởi quả bom được chuyển bằng thư. Sau đó, hơn 5.000 các nghi phạm được liệt vào danh sách tình nghi. Việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn khiến các điều tra viên nản lòng. Tuy nhiên, chỉ đến khi Theodore đe dọa sẽ làm nổ một máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Los Angeles năm 1995, FBI thực sự xem việc bắt giữ “kẻ hủy diệt” này là ưu tiên hàng đầu. Một chân dung phác họa nghi can với khuôn mặt có vẻ hăm dọa, mũ trùm đầu, đeo kính râm được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Các nhân viên điều tra FBI đặc biệt chú ý đến 2 chữ FC luôn được ghi trong mỗi hộp bom thư gửi đến các nạn nhân cũng như việc kẻ giết người luôn đựng bom trong hộp gỗ. Thanh tra Tony Muljat đã mất 11 năm để tìm kiếm về “sát thủ bom thư” cho rằng, việc tên tội phạm này luôn đựng bom trong hộp gỗ cho thấy hắn ta muốn tạo một dấu hiệu cho chính mình như một loại chữ ký, không thể nhầm lẫn với ai được. Theo ông Tony, những quả bom có cơ chế hoạt động khá hiệu quả, song hầu hết các quả bom đều không tạo ra cú nổ vang trời mà cháy âm ỉ. Ông cũng tìm thấy chất hóa học bari, nitrat trong quả bom và đó chính là nguyên nhân khiến quả bom ít gây ra tiếng nổ. Sau đó, thanh tra Tony Muljat chú ý đến việc có những bưu kiện trên địa chỉ được ghi bằng mực màu xanh.
Trong lúc đó, Theodore gửi một lá thư đến cho tờ New York Times tự nhận rằng, “nhóm vô chính phủ” FC của mình chính là kẻ đã gây ra các cuộc đánh bom trên đây. Kaczynski đưa ra yêu cầu nếu báo chí đồng ý công bố “bản tuyên ngôn” 35.000 từ của mình, y sẽ chấm dứt trò chơi giết người này. Yêu cầu này cuối cùng cũng được đáp ứng. “Bản tuyên ngôn” được đăng trên báo New York Times và Washington Post với nội dung chính về “Xã hội công nghiệp và Tương lai của nó”. Tuy nhiên, “bản tuyên ngôn” cũng chính là “bản án tử” dành cho Theodore mà y không hề hay biết. Người em trai của Theodore Kaczynski là David Kaczynski đã phát hiện ra văn phong của anh trai mình trong bản tuyên ngôn liền báo cho cảnh sát với điều kiện không kết án tử hình Theodore.
Vậy là sau 18 năm tìm kiếm và 2 tháng theo dõi gắt gao, cuối cùng FBI đã bắt được Theodore Kaczynski vào ngày 3-4-1996 tại ngôi nhà gỗ nằm biệt lập ở bên ngoài
Thanh Văn