Tiếp nhận mạng lưới điện nông thôn-chậm và khó!
(Cadn.com.vn) - Mục tiêu của Điện lực Quảng Nam năm 2010 sẽ tiếp nhận bán lẻ cho 92.707 hộ dân ở nông thôn, tuy nhiên đến nay, ngành Điện chỉ mới tiếp nhận và bán lẻ cho 10.909 hộ, đạt 11,76% kế hoạch đề ra.
Khó khăn khi tiếp nhận
Điện lực Quảng
Hơn nữa, lưới điện đa phần do địa phương và người dân tự đầu tư xây dựng, không tuân thủ các quy trình xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, sử dụng các loại cột tự đúc hoặc bằng tre, gỗ. Hàng loạt lý do đó làm cho giá điện tới các hộ dân nông thôn ngày càng tăng, chất lượng điện lại không đảm bảo. Tại sao các đơn vị này không chịu bàn giao? Vì nếu bàn giao họ sẽ mất quyền lợi, bởi các đơn vị này đang hưởng lợi nhuận từ mức chênh lệch giá giữa bán buôn và bán lẻ. Ngoài ra, một số hợp tác xã (HTX) còn đang thực hiện dự án RE II (Dự án năng lượng nông thôn giai đoạn 2), chẳng hạn HTX Bình Đào, gần 4 năm sửa chữa đến nay, tiến độ mới được 70% dự án, vì thế chậm bàn giao cho Điện lực. Có nơi đưa ra yêu sách khi bàn giao, ngành Điện phải hoàn trả vốn, tiếp nhận toàn bộ số nhân lực hiện có...
Ông Trần Thanh Minh – Chủ nhiệm HTX Bình Đào đưa ý kiến: “Chúng tôi mới thành lập HTX được 4 năm, đang hoạt động bình thường giờ giao cho Điện lực thì chúng tôi làm gì? Trong khi đó, nợ nần chưa xong, rồi số nhân sự thừa ra giải quyết như thế nào?”. Chính vì những vướng mắc như thế mà đa số các HTX không muốn bàn giao cho Điện lực. Ngoài ra, các tổ chức kinh doanh điện đều có quá nhiều lao động, gấp 4-5 lần định biên của ngành Điện, cho nên việc tiếp nhận hết sức khó khăn, nhất là hầu hết lao động này chưa đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ.
Được biết hiện nay, có rất nhiều đơn vị đã bàn giao, song số dư nợ còn khá lớn. Ước tính số nợ lên đến 2,7 tỷ đồng (trong đó Cty Xây dựng và Phát triển hạ tầng Quảng
Điện lực TP Tam Kỳ sửa chữa đường dây hạ thế.
Phải đảm bảo lợi ích cho người dân
Để giải quyết vướng mắc và đẩy nhanh việc bàn giao các tổ chức kinh doanh điện nông thôn không đảm bảo điều kiện kinh doanh điện năng cho ngành Điện quản lý, ngày 6-8-2010, Cty Điện lực Quảng Nam có Văn bản số 1473/QNAPC-KD+KH gửi UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị: UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo về việc áp giá bán điện đối với các tổ chức kinh doanh điện nông thôn không đảm bảo điều kiện kinh doanh điện năng, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt; xem xét có quyết định bàn giao các tổ chức kinh doanh điện nông thôn không đủ điều kiện kinh doanh cho Cty Điện lực Quảng Nam bán lẻ đến hộ tiêu thụ; tiếp tục chỉ đạo kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh điện nông thôn còn lại.
Sau khi tiếp nhận bàn giao, ngành Điện khắc phục những bất cập trong quản lý và phân phối điện, tiến hành sửa chữa; cải tạo, mở rộng lưới điện áp nông thôn hiện có, từng bước cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Khi công tác bàn giao lưới điện nông thôn hoàn tất, người dân sẽ ký hợp đồng trực tiếp với Điện lực. Cái lợi đầu tiên người dân được hưởng chính là giá điện bậc thang như ở thành phố với 550 đồng/kWh 50 chữ đầu tiên.
Hơn nữa, chất lượng điện ổn định, an toàn tạo tâm lý yên tâm cho người dân. Cái lợi thứ hai khi mua điện trực tiếp với ngành Điện, người dân nông thôn có hóa đơn thanh toán số điện minh bạch, rõ ràng, công-tơ điện được kiểm định của Nhà nước. Mừng nhất là những bà con ở các làng quê nghèo dùng chỉ dưới 50 kWh thì giá rất rẻ, cho dù có dùng hơn 100 kWh thì tiền điện cũng rẻ hơn so với các tổ chức kinh doanh khác.
Đặc biệt, chính quyền địa phương từ nay không phải giải quyết các vụ kiện cáo giữa người dân với các tổ chức cung ứng điện như trước đây. Về phía ngành Điện cũng có lợi do sự chênh lệch giá khi bán trực tiếp cho dân, thay vì bán qua trung gian là các đơn vị kinh doanh điện (giá bán cho HTX khoảng 390 đồng/kWh); tỷ lệ tổn thất điện năng được tiết giảm tối đa, góp phần giải quyết bài toán thiếu điện hiện nay.
Cái lợi của việc bàn giao lưới điện nông thôn như vậy là quá rõ. Tuy nhiên trên thực tế, việc bàn giao rất chậm và nhiều vướng mắc. Do vậy, để giải quyết thấu triệt, ngoài nỗ lực của ngành Điện còn rất cần có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn thì đề án mới đạt kết quả tốt.
Bài, ảnh: H. Yến