Tin lời tu tập "thành tiên", 3 người bị lừa đảo 100 tỉ đồng

Thứ hai, 24/02/2025 10:46

Hai vợ chồng ông Tuấn đã xây dựng một khu vực rộng lớn, dụ dẫn người dân về tu tập để "đắc đạo", "thành tiên" rồi chiếm đoạt gần 100 tỉ đồng.

Sáng 24-2, tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đang làm rõ đôi vợ chồng dẫn dụ người dân tu tập "đắc đạo", "thành tiên" để lừa đảo chiếm đoạt gần 100 tỉ đồng.

Những đồ vật được chôn dưới đất nhằm mục đích lừa đảo
Đối tượng Nguyễn Anh Tuấn (trái)

Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện tại một khu đất rẫy rộng lớn ở xã Ea Khal (huyện Ea H'leo) có xây dựng 1 nhà thờ tổ và 6 tịnh thất phục vụ cho nhiều người dân từ nhiều tỉnh, thành phố đến ẩn tu. Hoạt động tu tập tại đây có nhiều điều bất minh và có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khu đất rẫy trên rộng hơn 6 ha do ông Nguyễn Anh Tuấn (39 tuổi, ngụ TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) và vợ là bà Nguyễn Thị Nhớ (37 tuổi) mua, xây dựng tịnh thất để dẫn dụ người dân về đây tu tập.

Sau khi xác lập chuyên án, thu thập đầy đủ chứng cứ, mới đây Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã cử 3 tổ công tác lên đường đến Bình Dương, TP HCM và huyện Ea H'leo khám xét nơi ở, nơi tu tập của 2 vợ chồng ông Tuấn.

Cơ quan chức năng khám xét nơi tu tập

Bước đầu, công an đã làm rõ năm 2021, trong quá trình tu tập thì vợ chồng ông Tuấn thấy nhiều người có điều kiện kinh tế khá giả lại có mong muốn thực hiện nhanh việc tu tập để sớm "đắc đạo" nên đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vợ chồng ông Tuấn mua 6 ha đất tại Đắk Lắk và yêu cầu các bị hại nộp tiền xây dựng nhà thờ tổ và 6 tịnh thất để tu hành.

Đồng thời, giới thiệu các vật phẩm có tác dụng "hỗ trợ cho việc tu tập" nhanh được "đắc đạo", "thành tiên".

Những vật phẩm này được bán nhiều trên thị trường với giá rất rẻ nhưng vợ chồng ông Tuấn lại thổi phồng là rất hiếm có và rất khó tìm vì đã có niên đại rất lâu đời, được nhiều sư tăng trên thế giới "làm phép".

Những đồ vật được chôn dưới đất nhằm mục đích lừa đảo

Để tạo thêm lòng tin, bà Nhớ còn lập nhiều tài khoản Gmail đóng giả các sư phụ, sư mẫu đã tu hành "đắc đạo", có khả năng tách phần hồn đi khắp thế giới, di chuyển đồ vật bằng phép thần thông để nhắn tin dẫn dụ, ép buộc bị hại mua các đồ vật phục vụ cho việc tu tập.

Ngoài ra, vợ chồng ông Tuấn còn thuê người chôn các đồ vật vào nhiều vị trí khác nhau tại khu đất trên rồi nói dối với bị hại là do sư phụ dùng phép di chuyển đến. Đồng thời, thuê người đóng giả sư mẫu "Hoàng Milan" đến giảng Phật pháp.

Do tin tưởng, nhiều người đã bỏ ra hàng chục tỉ đồng để mua các đồ vật của vợ chồng ông Tuấn về tu tập.

Theo NLĐ

Cảnh giác bẫy lừa đảo tuyển sinh du học

Một số trường đại học liên tục phát cảnh báo sinh viên đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, yêu cầu đóng khoản phí để được xét duyệt, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Làm giả hồ sơ đất để lừa bán, chiếm đoạt tiền vẫn một mực kêu oan

Phạm Thị Nga (1964) và Mai Môi (1967, cùng trú phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) nhiều lần đưa ra thông tin gian dối, làm giả hồ sơ đất tại phường Hòa Hiệp Nam để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của nhiều người. Trong đó, Nga làm giả 10 tài liệu và Mai Môi làm giả 1 tài liệu để lừa chiếm tiền của các bị hại.

“Nổ“ quen quan chức Indonesia, người đàn ông đi lừa hàng chục tỷ đồng

“Nổ“ quen biết quan chức ở Indonesia, có mối làm ăn ở Singapore, người đàn ông lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.