Trẻ em - nạn nhân của chiến tranh
(Cadn.com.vn) - Trong bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào, trẻ em luôn là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất về cả vật chất và tinh thần.
Những con số nhức nhối
Những cuộc tranh chấp vũ trang đã tước đoạt việc học của khoảng 28 triệu trẻ em trên toàn thế giới. Đó là lời cảnh báo trong báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Y tế và Văn hóa của LHQ (UNESCO) đưa ra hôm 1-3, AP cho biết.
Tấn công vào các trường học, hiếp dâm tràn lan và những hành động tàn bạo khác đã làm tàn tạ đời sống và tước đoạt cơ hội học hành của gần nửa số trẻ em đến tuổi đi học trên toàn thế giới. Tổ chức này cũng đã thẳng tay chỉ trích các cuộc xung đột vũ trang coi đây như là một trong những lý do chính cho tình hình hiện nay. Ông Kevin Watkins - GIÁM đốc công trình báo cáo chỉ ra rằng, Congo là nơi mà 1/3 các vụ hiếp dâm liên quan tới trẻ em và 13% số trẻ em này chưa đến 10 tuổi. Báo cáo của UNESCO cũng chỉ rõ, các cuộc xung đột cũng đã làm “bay hơi” các quỹ dành cho giáo dục vì mục đích chi tiêu quốc phòng. UNESCO kêu gọi một sự kiểm tra toàn diện các khoản tiền trợ giúp cho giáo dục tại các quốc gia đang có chiến tranh, trong khi ghi nhận rằng, giáo dục chỉ chiếm 2% tiền trợ giúp nhân đạo của quốc tế, thấp hơn quá xa so với những gì cần đến.
![]() |
Trẻ em cũng trở thành các “chiến binh bất đắc dĩ” trong các cuộc chiến. |
Hiện ở
Năm 2009 là năm có nhiều trẻ em thiệt mạng nhất ở
Trong khi đó, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cũng công bố báo cáo cho thấy, giai đoạn 1998-2008, khoảng 2 triệu trẻ em bị sát hại trong các vụ xung đột, 6 triệu trẻ bị tàn phế. Hiện có khoảng 300.000 trẻ đang phải phục vụ trong các cuộc xung đột trên thế giới.
LHQ lên tiếng
Trong báo cáo hằng năm gửi HĐBA LHQ hôm 11-5, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã khẩn thiết kêu gọi chính phủ các nước tăng cường bảo vệ trẻ em trước các cuộc tấn công, tình trạng bắt trẻ em đi lính, giết hại, gây thương tật và các hình thức bạo lực tình dục.
Ông Ban Ki-moon khẳng định, trường học phải là các địa điểm an toàn và khu vực hòa bình để trẻ em học tập và phát triển. Ông nêu bật hiện trạng trẻ em ở 22 nước trên thế giới, trong đó điển hình ở 15 nước đã tái diễn nghiêm trọng các cuộc tấn công quân sự vào các trường học và bệnh viện, buộc các địa điểm này phải đóng cửa hoặc bị sử dụng làm nơi tuyển mộ hoặc bắt trẻ em đi lính. Theo ông Ban Ki-moon, xu hướng này đang ngày càng nghiêm trọng ở các nước có xung đột và HĐBA cần quy trách nhiệm và trừng phạt những bên chủ mưu gây ra các cuộc tấn công này. Theo UNICEF, trường học đã trở thành mục tiêu của các hành động tấn công hoặc đe dọa tấn công bạo lực trong các cuộc xung đột vũ trang tại ít nhất 31 quốc gia ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Mỹ Latinh và Trung Đông.
Hôm 12-7, trong cuộc thảo luận về vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang, HĐBA đã thông qua nghị quyết công nhận trường học và bệnh viện là nơi trú ẩn an toàn của trẻ em. Các đối tượng thực hiện hành vi tấn công vào các cơ sở này sẽ bị liệt kê vào danh sách những kẻ vi phạm thô bạo quyền của trẻ em được LHQ đưa ra hằng năm.
Thúy Ngọc