Trung Quốc hưởng lợi

Thứ hai, 07/10/2013 12:14

(Cadn.com.vn) - Việc Tổng thống Barack Obama vắng mặt tại hai Hội nghị Thượng đỉnh quan trọng ở Châu Á sắp tới -APEC và ESA - chính là cơ hội vàng cho Trung Quốc ngăn Mỹ trở lại Châu Á - Thái Bình Dương.

Hai năm trước, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố “Chúng tôi đã trở lại”, Trung Quốc lo sốt vó.

Lúc đó, biểu tượng mạnh mẽ nhất của sự thay đổi chính sách tái xoay trục Châu Á này là kế hoạch triển khai 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ quân sự Darwin của Australia, manh động hoàn hảo đáp trả với bất kỳ xung đột nào trong khu vực. Mỹ cũng tăng cường hỗ trợ quân sự cho các đồng minh thân cận, nhất là Philippines trong những năm qua. Từ mức chỉ có 50 chuyến viếng thăm trong năm 2010, gần 90 tàu chiến Mỹ đến thăm Philippines kể từ tháng 1 đến nay. Washington còn triển khai máy bay trinh sát đến đây và hứa hẹn hỗ trợ lên đến 30 triệu USD cho việc xây dựng và vận hành trạm radar ven biển của Manila. Tất cả nhằm mục đích cải thiện khả năng của các đồng minh chống lại sự xâm lấn của hải quân Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo.

Trung Quốc đang kéo các quốc gia Đông Nam Á lại phía mình để ngăn Mỹ trở lại Châu Á. Ảnh: Reuters

Dấu hỏi về chiến lược tái xoay trục Châu Á của Mỹ

Tuy nhiên, tại thời điểm này, không có một binh sĩ hải quân Mỹ nào ở Darwin.

Reuters dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Australia cho biết, 200 thủy quân lục chiến vừa kết thúc phiên làm việc 6 tháng và sẽ không có quân thay thế cho đến năm 2014. Mục tiêu ban đầu về 2.500 thủy quân lục chiến đóng quân ở Darwin vào năm 2017 vẫn còn “dậm chân tại chỗ”. Rõ ràng, việc thiếu một sự hiện diện của Mỹ ở đây, 2 năm sau khi chính sách “tái xoay trục” đặt ra câu hỏi về cam kết của Washington đối với chiến lược Châu Á.

Cùng với đó, việc Tổng thống Obama hủy chuyến công du trong tuần này đến 4 quốc gia Châu Á và 2 Hội nghị Thượng đỉnh trong khu vực càng làm gia tăng những nghi ngờ về một chính sách nhằm tái tiếp thêm sinh lực ảnh hưởng quân sự và kinh tế của Mỹ trong khu vực phát triển nhanh chóng này. Trong khi giới ngoại giao Mỹ và Châu Á đánh giá thấp tác động của việc này, hình ảnh rối loạn và khủng hoảng của cường quốc số 1 thế giới chỉ càng “tiếp thêm sinh lực” cho Trung Quốc.

Trên thực tế, khi các quan chức Mỹ tỏ ra xấu hổ khi công bố hủy bỏ chuyến đi của ông Obama vào cuối tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm Malaysia nhanh chóng nâng cấp mối quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự và tăng gấp 3 lần thương mại hai chiều giữa hai nước lên mức 160 tỷ USD vào năm 2017. Tại Indonesia, ông Tập cũng thông báo một loạt thỏa thuận trị giá khoảng 30 tỷ USD.

Chủ tịch Trung Quốc đang hăng hái đến Bali dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC và sau đó đến Brunei dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), những nơi ông Obama sẽ không còn “có tiếng nói” hoặc sử dụng ngoại giao cá nhân để hỗ trợ các đồng minh trước một Trung Quốc quyết đoán trong tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông.

“Trung Quốc đã đến muộn”?

Kể từ năm 2011, Trung Quốc củng cố vị thế đối tác thương mại lớn nhất với hầu hết các nước Châu Á và đầu tư trực tiếp của Bắc Kinh trong khu vực cùng tăng lên đáng kể, mặc dù họ có xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.

Ngày 6-10, các nhà lãnh đạo thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và giới giám đốc điều hành (CEO) đến từ khắp nơi trên thế giới khai mạc hội nghị tại Nusa Dua Bali của Indonesia. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Cùng với việc thúc đẩy quan hệ thương mại, Trung Quốc cũng mở rộng ảnh hưởng chính trị và quân sự ngoại giao trong khu vực, dù nỗ lực bị “tàn tật” do căng thẳng kéo dài với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và Philippines ở biển Đông. Trung Quốc cũng đang chứng minh rằng, họ có thể triển khai lực lượng vượt xa các vùng nước ven biển của mình. Ngoại giao quân sự của Trung Quốc với Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng khi Bắc Kinh tiến hành các bước để thúc đẩy những gì mà họ mô tả là “sự trỗi dậy hòa bình”. Tàu bệnh viện hòa bình Ark của Hải quân Trung Quốc gần đây điều trị hàng trăm bệnh nhân là người dân các nước Myanmar, Campuchia và Indonesia - lần đầu tiên làm nhiệm vụ như vậy trên toàn Đông Nam Á. Các tàu hải quân của Bắc Kinh trở về từ những chuyến tuần tra chống cướp biển quốc tế thường xuyên ở Vịnh Aden cũng mở các cuộc gọi khẩn cấp tại các cảng Đông Nam Á.

Tuy nhiên, các nhà phân tích và ngoại giao cho biết, Bắc Kinh còn phải đi một chặng đường dài mới bắt kịp, không chỉ Mỹ, mà còn các quốc gia có sức mạnh quân sự trong khu vực như Australia, Nhật Bản và Nga.  Trung Quốc đã đến muộn.

Khả Anh