Từ “Hồ sơ Panama”- nghĩ về nghề báo chí điều tra

Thứ sáu, 15/04/2016 10:51

(Cadn.com.vn) - ​Ắt hẳn nhiều người từng được xem bộ phim “Spotlight” - bộ phim giành giải Oscar năm 2016 cho “Phim hay nhất” - nói về linh mục Giáo hội Công giáo quấy rối tình dục trẻ em. Hiện nay lại có thêm “Hồ sơ Panama”, đề cập nạn trốn thuế của giới chính khách, những người nổi tiếng. Qua các sự kiện này, dư luận mong rằng, các nhà báo cần dũng cảm, tiếp tục điều tra để có thêm những “Hồ sơ Panama” mới nhằm mang lại sự công bằng, niềm tin cho xã hội.

Báo chí và dư luận

“Hồ sơ Panama” không những đang khiến nhiều nhà lãnh đạo thế giới lao đao mà còn giúp thay đổi thái độ của người dân về tài sản của các chính khách cất giấu ở nước ngoài và kéo theo hàng chục cuộc điều tra. Nó đánh dấu mở đầu bằng sự sụp đổ của Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson, và rất có thể sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nhà lãnh đạo khác như Thủ tướng Anh David Cameroon hay Tổng thống Argentine Maurico Macri...

Và đặc biệt, qua “Hồ sơ Panama”, người ta có thể thấy nhiều tổ chức truyền thông đã thành công là ở nước ngoài hơn ở trong nước. Chẳng hạn, tờ New York Times hiếm khi có những tác động dẫn đến những thay đổi lớn trong xã hội Mỹ, trong khi đó, ở các nước đang phát triển, một câu chuyện của họ có thể thay đổi mọi thứ, và điều này diễn ra thường xuyên. Những sự kiện được Trung tâm Nghiên cứu Tham nhũng và Tội phạm có tổ chức (OCCRP) đặt tại Sarajevo công bố từ năm 2009, dẫn đến sự ra đi của hơn hàng chục bộ trưởng và chính trị gia (trong đó có cả thủ tướng), giúp chính phủ thu về hơn 2,8 tỷ USD tiền phạt. Nhiều tài sản bị thu hồi hoặc bị đóng băng, hơn 80 cuộc điều tra hoặc truy tố hình sự, hơn 1.300 Cty phải đóng cửa, và nhiều thay đổi đáng kể trong xã hội được dư luận đồng tình, hoan nghênh.

Dù lập nhiều thành tích, ICIJ thường phải đối mặt với những mối đe dọa hiện hữu, như nền kinh tế trì trệ, nền kinh tế khoe khoang kiểu định hướng chính trị, chính phủ và luật pháp thù địch, và hàng loạt những khó khăn khác. Trong khi đó, công việc điều tra không bao giờ được coi trọng, luôn luôn phải tồn tại “ký gửi” vào một số phương tiện truyền thông lớn.

Một số người nổi tiếng có tên trong “Hồ sơ Panama”.

Báo chí điều tra - chỉ là “con rơi”?

Nếu báo chí điều tra mang lại hiệu quả, lợi nhuận cuối cùng thuộc về chính phủ, nhưng chính phủ lại không hỗ trợ báo chí điều tra? Thực tế điều này ai cũng biết nhưng các nhà tài trợ và tổ chức không hiểu hết những gì báo chí điều tra đang làm hoặc có trường hợp cố tình lờ đi.

Một nguyên nhân khiến công tác báo chí điều tra gặp trở ngại là họ không thể tự đứng ra đào tạo nhân lực nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ. Giống như tất cả các ngành nghề khác, kỹ năng điều tra báo chí rất cao, phải mất 10.000 giờ kinh nghiệm mới có thể thuần thục, không khác gì đào tạo một võ sĩ quyền Anh. Đối với nghề báo, muốn trở thành phóng viên điều tra, trước tiên phải là nhà báo giỏi. Ở nhiều quốc gia, phóng viên điều tra thì có nhưng không có biên tập viên điều tra. Thậm chí có quốc gia thiếu hẳn hoặc không có cả hai nguồn lực này.

Phóng viên điều tra là nghề rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu để họ trong tay của các nhà quản lý kém, nó có thể phản tác dụng, dẫn đến những câu chuyện rắc rối, có thể làm tổn thương hoặc gây nguy hiểm cho nhà báo lẫn những người liên quan. Đây cũng là tiêu chí để đánh giá việc đào tạo và sử dụng phóng viên điều tra cũng như sản phẩm của họ.

May mắn, hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức giúp đỡ tận tình cho các nhà báo điều tra, kể cả công tác đào tạo như USAID và OSF. Các tổ chức này ủng hộ mở rộng quy mô, tìm cách đưa ngành công nghiệp báo chí vào danh sách ngành công nghiệp phát triển, giúp các nhà báo làm việc tốt hơn.

Kim Hùng
(Theo Foreignpolicy)