Ưu tiên đưa các dự án triển khai thi hành Hiến pháp vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
(Cadn.com.vn) - Ngày 26-5, sau khi nghe nội dung Tờ trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); các báo cáo thẩm tra về dự án Luật DOANH nghiệp (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật PHÁ sản (sửa đổi); Quốc hội dành phần lớn thời gian để thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật PHÁ sản (sửa đổi) và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền trình Quốc hội dự án Luật BHXH (sửa đổi). |
Đối với dự thảo Luật Phá sản, Quốc hội đề nghị không coi việc trì hoãn thanh toán khoản nợ đến hạn là căn cứ mở thủ tục phá sản. Trong đó, những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các ĐBQH tại buổi làm việc sáng 26-5 là các tiêu chí xác định doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán, thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản của TAND, quy định người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản...
Đánh giá cao và tán thành với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật PHÁ sản (sửa đổi), các đại biểu đồng tình với quy định phạm vi điều chỉnh, cũng như đối tượng áp dụng của Luật là doanh nghiệp và hợp tác xã. Các đại biểu nhận định Luật PHÁ sản (sửa đổi) kế thừa Luật hiện hành, tiếp tục quy định thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là hướng đi phù hợp với chủ trương chung về tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Việc phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán được các khoản nợ, thoát khỏi tình trạng phá sản và tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Một trong những điểm mới, cốt lõi của dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) là quy trình thực hiện phá sản; cụ thể: Luật Phá sản (sửa đổi) cho phép doanh nghiệp tuyên bố phá sản trước, xong mới tiến hành thanh lý tài sản và những việc khác. Còn Luật hiện hành là phải hoàn tất thanh lý tài sản, rồi mới được phép tuyên bố phá sản. Một điểm mới nữa trong dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) lần này đã giảm bớt được các hình sự hóa trong việc phá sản và xem phá sản doanh nghiệp hay phá sản hợp tác xã là việc đơn thuần.
Nhất trí với Tờ trình về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, hầu hết ý kiến các ĐBQH đều nhận xét công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý NHÀ nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các ĐB cũng thẳng thắn nêu lên những mặt còn hạn chế như: một số dự án trình Ủy ban THƯờNG vụ Quốc hội, Quốc hội không theo đúng tiến độ đã đề ra; số lượng các dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều; tình trạng "tồn đọng" văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn...
Bên cạnh đó, các ý kiến đề nghị cần đưa ra khỏi chương trình những dự án luật chưa thật sự cần thiết và ưu tiên đưa vào Chương trình năm 2015 các dự án triển khai thi hành Hiến pháp. Trong đó tiếp tục khẩn trương sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các dự án về tổ chức bộ máy NHÀ nước, các dự án quy định về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chỉ đưa vào Chương trình năm 2015 những dự án có thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nội dung cơ bản; kiên quyết không đưa vào Chương trình những dự án chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị chương trình phải đảm bảo khả thi trên cơ sở ưu tiên những dự án chuẩn bị tốt, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cần xem xét bổ sung vào Chương trình dự án Luật BIểU tình, Luật CÔNG nghiệp quốc phòng, Luật hành chính công, Luật CÔNG nghiệp hỗ trợ...
B.T