Vụ vỡ tường đập thủy điện Đăk Mek 3: Chủ đầu tư giả mạo hồ sơ, con dấu?
(Cadn.com.vn) - Liên quan đến sự cố vỡ tường thượng lưu ở đập thủy điện Đăk Mek 3 (Kon Tum) làm một người chết xảy ra ngày 22-11-2012, UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu chủ đầu tư (Cty CP thủy điện Đắk Mek 3) phải nộp toàn bộ hồ sơ cho Sở Xây dựng trước ngày 1-12. Nhưng cho đến ngày 19-12, chủ đầu tư vẫn loay hoay “chạy” hồ sơ cho công trình nên chưa nộp đủ.
Hồ sơ “chôm”
Được biết, sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, chủ đầu tư đã gặp Cty CP tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Nam Việt (Cty CPTVXDTĐ NV- đơn vị tư vấn công trình) để “hoàn thiện” hồ sơ nhưng bị từ chối. Và trong văn bản gửi các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum, Cty CPTVXDTĐ NV cho biết, đơn vị có ký hợp đồng với chủ đầu tư nhưng sau khi khảo sát và lập dự án đầu tư (được chủ đầu tư phê duyệt) thì chủ đầu tư đề nghị để chủ đầu tư tiếp tục thực hiện thiết kế bản vẽ thi công. Theo đó, từ tháng 12-2008 đến 6-2011, đơn vị tư vấn đã cung cấp một số hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư từng hạng mục như: tim cột mốc công trình, tuyến năng lượng và khu đầu mối, tập bản vẽ xử lý nền đập khoan tràn T1, T2... nhưng chủ đầu tư từ chối nhận hồ sơ thiết kế và không thanh toán các chi phí thực hiện thiết kế nêu trên.
![]() |
Hiện trường ngổn ngang tại tường thượng lưu thủy điện Đăk Mek 3. |
“Do chủ đầu tư không có yêu cầu cũng như không thực hiện các đề nghị của đơn vị tư vấn, không cung cấp quyết định phê duyệt thiết kế, không thông báo lệnh khởi công và tiến độ thực hiện vì vậy đơn vị tư vấn đã không thể triển khai và bố trí nhân sự giám sát”- ông Vũ Ngọc Luyện-Tổng Giám đốc Cty CPTVXDTĐ NV khẳng định trong văn bản gửi các cơ quan chức năng trong tỉnh Kon Tum.
Rõ ràng bộ hồ sơ chính thức, hoàn thiện của đơn vị tư vấn (để được thi công) chưa gửi nhưng chủ đầu tư đã “mượn” các hồ sơ thiết kế của tư vấn để thi công. Theo ông Đỗ Hoàng Liên Sơn- Giám đốc Sở Xây dựng Kon Tum, cho biết: “Cty CPTVXDTĐ NV gửi một số bản vẽ để xin ý kiến chủ đầu tư nhưng đơn vị chủ đầu tư không gửi trở lại, giữ luôn và lấy những bản vẽ đó để thi công. Hồ sơ công trình chưa hoàn chỉnh, ngoài ra, qua khảo sát (ngày 10-12), đơn vị tư vấn đã có những đánh giá sơ bộ tuyến đầu mối công trình: thi công khác so với hồ sơ khi chủ đầu tư đã thay đổi từ kết cấu bê-tông trọng lực (theo thiết kế) sang kết cấu đập bản chống”.
![]() |
Hàng trăm mét khối bê-tông, đá đổ xuống suối Đăk Mi. |
Giả mạo con dấu?
Về việc có con dấu “Đã thẩm tra” của Cty TNHH tư vấn xây dựng Đại An (Cty ĐA) đóng trên tập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình mà đơn vị chủ đầu tư trình các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum có nghi vấn bị làm giả. Theo ông Đỗ Công Chúng-Giám đốc Cty ĐA cho biết: “Khi Sở Xây dựng Kon Tum mời lên làm việc thì chúng tôi mới thấy có con dấu chữ thập trên hồ sơ (hồ sơ tập trắc dọc, trắc ngang, mặt bằng tuyến năng lượng) của Cty ĐA. Chúng tôi khẳng định Cty không có thực hiện công tác tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình thủy điện Đăk Mek 3. Việc có con dấu “Đã thẩm tra” đóng trên tập bản vẽ trên của công trình mà Sở Xây dựng Kon Tum đang lưu giữ không phải là con dấu của Cty đang sử dụng từ trước tới nay. Chúng tôi hoàn toàn không có liên hệ với công trình này”. Ông Chúng cho biết thêm, khi đối chiếu 2 con dấu ông phát hiện có một vài khác biệt giữa 2 con dấu: con dấu đóng trên bản vẽ dài hơn 1mm so với mẫu con dấu của đơn vị. Ở 4 góc con dấu đơn vị đều được bo tròn nhưng trên bản vẽ thì vuông. “Tôi khẳng định đó không phải là con dấu của đơn vị”- ông Chúng nói.
Ngoài ra, theo ông Chúng nếu có thẩm tra thật thì phải có thuyết minh, tính toán, bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình thì mới làm được. Trong khi đó đơn vị tư vấn (Cty CPTVXDTĐ NV) chưa gửi hồ sơ, chỉ gửi bản vẽ để lấy ý kiến của chủ đầu tư thì làm sao thẩm tra được. Bản thân con dấu trên hồ sơ (dấu chữ thập) thì chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra chứ không phải đồng ý. Nếu đồng ý thì phải có bản vẽ thi công, Cty có văn bản (có dấu tròn). “Tôi đã niêm phong, gửi con dấu cho cơ quan CA và đề nghị cơ quan điều tra làm rõ sự việc và sớm công bố cho dư luận”- ông Chúng bức xúc.
Bên cạnh đó, đơn vị giám sát công trình thủy điện Đăk Mek 3 là Cty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Bắc Châu (Cty BC) cũng chưa làm tròn trách nhiệm của mình khi để xảy ra sự việc. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tổng số tiền giám sát của đơn vị này chỉ có 100 triệu đồng, trong khi thực tế theo quy định phải cả tỷ đồng. Do vậy, dư luận ở Kon Tum đặt nghi vấn: có hay không việc
N.T