Xoay trục Trung Đông
(Cadn.com.vn) - Do sự kiện ở Crime và Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại trong cuộc đua với Iran trong "cái trục Trung Đông" của Trung Quốc.
Trong thời gian dài, chính sách đối ngoại chính của Trung Quốc ở Trung Đông là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền khác. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh có thể thiết lập quan hệ thân thiết với các nước Trung Đông vốn phát triển quan điểm chống Mỹ từ sau sự kiện 11-9. Tuy nhiên, Mùa xuân Arab khiến mọi việc thay đổi.
Các nước Trung Đông lần lượt bị làn gió này quét qua theo hiệu ứng domino, thay đổi quan hệ quyền lực và mô hình hợp tác. Tất cả đặt Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan: tiếp tục theo đuổi hay từ bỏ tham vọng Trung Đông.
Có thể thấy, vấn đề phụ thuộc năng lượng xác định các hoạt động chính sách đối ngoại của bất kỳ quốc gia công nghiệp hóa nào và Trung Quốc có lẽ là ví dụ điển hình của quy tắc này. Dù tương lai chính trị của Ai Cập không chắc chắn, Saudi Arabia và Israel quá gần với Washington, Iraq hầu như vẫn quá chia rẽ trong khi Syria trong tình hình tồi tệ, Trung Quốc vẫn đầu tư mạnh vào khu vực này.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đầu tư vào Iraq từ năm 2003, mua gần một nửa sản lượng dầu của nước này; tạo mối quan hệ thương mại chặt chẽ, khai thác dầu khí, và thiết lập các mối quan hệ gần gũi với Saudi Arabia.
Bắc Kinh cũng là người mua dầu hàng đầu của Iran và dự kiến sẽ trở thành người mua dầu ròng hàng tháng nhiều nhất thế giới trong năm 2014. Ngoài ra, mặc dù, Israel, Saudi Arabia, Iraq, Ai Cập, Jordan và Syria quá yếu hay thân Mỹ, tất cả đều là mục tiêu trụ cột của Trung Quốc trong chính sách "trục Trung Đông".
Hai nước nổi lên như ứng cử viên tiềm năng nhất của Trung Quốc: Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Bắc Kinh và Tehran phát triển hợp tác sau bài phát biểu gây sóng gió của Tổng thống Mỹ G.W.Bush vào năm 2002 về "Trục tội ác", trong đó có nêu tên Iran.
Cuộc nội chiến Syria cũng giúp tạo ra trục tam giác giữa Trung, Nga và Iran do lợi ích của Moscow ở căn cứ hải quân Tartus. Trung Quốc, lần lượt, mang cả Iran và Nga vào "nhà hát hàng hải" của mình bằng cách bắt đầu một vòng các cuộc tập trận hải quân, mở rộng phạm vi của mối quan hệ tam giác mới này.
Cuộc bầu cử của Iran vốn đưa vị chính trị gia theo đường lối ôn hòa Hassan Rouhani lên làm tổng thống dẫn đến việc hợp pháp hóa tính quốc tế mối quan hệ Trung Quốc - Iran. Khi mối quan hệ Tehran-phương Tây được cải thiện, Bắc Kinh nhận thấy rằng, một mối quan hệ sâu sắc hơn với Tehran sẽ không dẫn đến phản ứng dữ dội mạnh mẽ của phương Tây.
Trong khi Trung Quốc có thể xác định Iran là một trong những trục vào Trung Đông, mối quan hệ 5 năm qua giữa Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn đến lập luận rằng, Bắc Kinh cùng một lúc, âm thầm nuôi dưỡng Ankara.
Trong thập kỷ qua, thương mại Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ tăng vọt từ khoảng 1 tỷ USD năm 2000, lên mức 19,5 tỷ USD năm 2010. Những vướng mắc của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria giúp Iran thành công và có vị trí chiến lược mạnh mẽ. Đó là lý do cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Iran với "trục Trung Đông" của Trung Quốc kết thúc với chiến thắng của quốc gia Hồi giáo.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Trung Quốc tất nhiên sẽ duy trì sản xuất trong tương lai gần, nhưng Ankara bị mất lợi ích từ Bắc Kinh cho Iran.
Thanh Văn