Y tế Iran gặp khó vì các lệnh trừng phạt của Mỹ
Trên lý thuyết, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran không ảnh hưởng các mặt hàng nhân đạo, như thực phẩm, thuốc men và dụng cụ y tế. Nhưng trên thực tế, tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu ảnh hưởng đến các hộ gia đình trên cả nước.
Các gia đình ở Iran đang chật vật để trả cho việc chăm sóc y tế. Ảnh: CNN |
Ali chỉ có 2 giờ để cứu mạng con mình. Anh tăng tốc trên đường cao tốc để đến một hiệu thuốc của chính phủ ở phía đông Tehran. Khi nhìn thấy khoảng 800 người xếp hàng bên ngoài cửa hiệu, anh chỉ biết khóc. Giống như anh, họ đang chờ đợi để được mua thuốc do nhà nước tài trợ. "Tôi đã khóc và la hét, cầu xin mọi người hãy cho tôi được mua trước", Ali nhớ lại. Cuối cùng, anh cũng mua được thuốc và trở về nhà kịp thời với cô con gái Dory của mình. Cô bé sau đó đã hồi phục.
Vụ việc xảy ra giống như thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt của Iran với 6 cường quốc thế giới do Mỹ đứng đầu đã được ký kết vào năm 2015. Đó là khoảnh khắc Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã hứa với người Iran về một cuộc sống dễ chịu hơn, không bị thiếu thuốc men và thực phẩm. Tình huống như Ali phải hứng chịu bên ngoài hiệu thuốc sẽ trở thành quá khứ.
Giấc mơ vụt tắt
Iran đã tạm dừng chương trình hạt nhân để đổi lấy các biện pháp trừng phạt quốc tế, động thái dường như đã sang trang mới lịch sử 36 năm bị cô lập về ngoại giao và kinh tế. Nhưng giấc mơ này chỉ kéo dài cho đến tháng 5-2018 khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân.
Dù đã nhiều lần xác nhận, Iran đã kiên quyết chấm dứt thương lượng, ông Trump vẫn tung ra nhiều biện pháp trừng phạt châm chọc đối với nước này. Tổng thống Mỹ cho rằng, các lệnh trừng phạt nhằm buộc Iran chấm dứt chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở khu vực này, một yêu cầu mà các quan chức Iran đã nhiều lần bác bỏ. Theo lý thuyết, các lệnh trừng phạt không ảnh hưởng các mặt hàng nhân đạo, như thực phẩm, thuốc men và dụng cụ y tế. Nhưng trên thực tế, tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu đã ảnh hưởng đến các hộ gia đình trên cả nước. Hiện, Ali nhận thuốc để điều trị căn bệnh di truyền hiếm gặp của con gái mình từ những người bạn sống ở nước ngoài. Hóa đơn y tế của cô bé tăng hơn gấp đôi, buộc anh phải bán xe, làm hai công việc và vay tiền. Anh nói rằng, toàn bộ tiền lương của anh từ công việc bồi bàn hàng ngày dành hết cho Dory.
Thiếu hụt
Vì các lệnh trừng phạt, ngành y tế của Iran đang phải vật lộn để theo kịp giá thuốc và dụng cụ y tế tăng vọt.
Do sợ các hình phạt thứ cấp của Mỹ, các ngân hàng Châu Âu không dám làm ăn với các Cty của Iran, ngay cả những Cty không nằm trong danh sách đen của Mỹ. Các Cty y tế đã phải dùng đến các khoản tiền trung gian để đảm bảo nguồn cung cấp cần thiết, trong đó giá thuốc nhập khẩu và dụng cụ y tế đã tăng gấp 3 lần trong bối cảnh đồng tiền Iran giảm giá nhanh.
"Các lệnh trừng phạt là trở ngại đầu tiên ở đất nước và trong hệ thống của chúng tôi. Chúng tôi không thể chuyển tiền và có đủ dụng cụ cần thiết cho phẫu thuật. Đó là một vấn đề lớn đối với chúng tôi", bác sĩ Mohammad Hassan Bani Asad, Giám đốc điều hành của Bệnh viện Khách sạn Gandhi cho biết. "Chúng tôi có quy trình, nhưng chúng tôi không có dụng cụ. Điều này gây nguy hiểm cho bệnh nhân và có thể dẫn đến cái chết của một số bệnh nhân", ông cho biết thêm.
Mặc dù hầu hết các loại thuốc của Iran đều được sản xuất trong nước, nhưng phần lớn nguyên liệu chính được nhập khẩu, đang bị thiếu hụt. Và trong khi nhà nước cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu, một số điều trị cần thiết cho các trường hợp quan trọng có thể được bảo hiểm bởi nhà nước. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã miễn trừ đối với hàng hóa y tế. "Washington duy trì các ủy quyền rộng rãi cho phép bán các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thuốc men và các thiết bị y tế của người Mỹ hoặc từ Mỹ sang Iran", người phát ngôn cho biết.
Nguồn tài chính dựa trên cảm xúc
Một người đàn ông trung niên bị ung thư phổi quằn quại và vặn vẹo trên giường bệnh khi bác sĩ Behrouz Emami đến kiểm tra. Mắt ông trợn lên trong khi thở hổn hển thông qua mặt nạ dưỡng khí.
Ung thư đã di căn đến não, bác sĩ Emami giải thích. Bác sĩ đã đề nghị với gia đình bệnh nhân nên đưa ông đến một phòng riêng để ông có thể trải qua những ngày cuối cùng với gia đình. Nhưng gia đình này không thể chi trả. Họ chỉ được đến thăm ông một giờ mỗi ngày tại khu vực phòng bệnh được chính phủ tài trợ. Bác sĩ Emami giải thích: "Quyết định của các gia đình không phải do cảm xúc của họ đưa ra. Họ quyết định dựa trên nguồn tài chính của họ".
Bệnh nhân và gia đình của họ bị ảnh hưởng bởi sức mua giảm mạnh trên toàn quốc. Theo bác sĩ Emami, đó là tình trạng khiến rất nhiều trường hợp có thể điều trị được nhưng vẫn dẫn đến tử vong. "Tôi có một bệnh nhân ở tầng trên... Tôi chẩn đoán anh ta bị ung thư não. Chi phí sinh thiết, hóa trị và thuốc men rất cao. Vì vậy, gia đình đã hỏi tôi liệu tôi có thể để anh ta về nhà không". Những câu chuyện như vậy xảy ra ở đây hàng ngày", bác sĩ Emami kể.
Ngay cả khi các gia đình đủ tiền để mua thiết bị y tế, họ vẫn nằm trong danh sách chờ đợi. Máy tạo nhịp tim đang bị thiếu hụt trong nước, nên bệnh nhân được đưa vào bệnh viện để được nối với máy trợ tim, thay vì mua một máy về nhà. Bác sĩ Emami nói với CNN rằng một số gia đình không thể trả tiền cho việc cho ăn qua ống của người thân mắc bệnh Alzheimer. Không có ống cho ăn, bệnh nhân phải nằm viện cả ngày để sử dụng máy móc trong bệnh viện, thay vì được chăm sóc tại nhà.
"Tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần"
Đi cùng với mẹ, Dory, 5 tuổi, đến thăm bố, Ali tại nơi làm việc. Ali bế cô bé ra sau quầy bar, nơi cô bé có thể chơi với những máy pha nước trái cây rỗng. Sau đó, cô nằm trên đùi bố và chơi game trên điện thoại. Đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi khi cô bé từ bệnh viện trở về nhà. Dory phải đến bệnh viện ít nhất một lần mỗi tuần. Đôi khi các bác sĩ yêu cầu cô bé phải nằm trên giường bệnh trong vài tuần. Đó là một thói quen sẽ tiếp tục cho đến khi Dory 18 tuổi. Nhưng Ali nói rằng, anh muốn giúp cô bé có một cuộc sống bình thường: "Không hề hấn gì với các biện pháp trừng phạt của ông Trump, tôi sẽ làm mọi cách để tìm ra thuốc cho con gái", Ali cho biết. "Tôi thậm chí sẽ bay ra nước ngoài để mang thuốc về. Dù thế nào đi nữa", Ali khẳng định.
AN BÌNH