Bão Haiyan và định hướng quân sự của Philippines

Thứ năm, 28/11/2013 14:39

(Cadn.com.vn) - Hậu quả từ thảm họa Haiyan có thể ảnh hưởng đáng kể đến con đường phát triển của lực lượng vũ trang Philippines (AFP). Manila sẽ  phải tập trung phát triển các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cứu trợ thiên tai hơn là phòng thủ.

Thực hiện cả hai nhiệm vụ

Cũng giống như quân đội các nước, ngoài các hoạt động chống quân nổi dậy, AFP thực hiện cả hai nhiệm vụ: bảo vệ đất nước từ các thế lực bên ngoài và viện trợ nhân đạo kết hợp với cứu trợ thảm họa (HADR).

Tuy nhiên, với việc thiếu đầu tư dài hạn do hạn chế về kinh tế, chính trị trong nước, hoạt động của lực lượng nổi dậy, và sự phụ thuộc quá mức vào Mỹ, Không quân (PAF) và Hải quân Philippines (PN) phải vật lộn để duy trì số lượng hạn chế, do đó không có khả năng thực hiện thành công hoạt động phòng thủ hoặc HADR. PAF không có máy bay chiến đấu kể từ năm 2005 và PN, với các tàu chiến cũ kỹ có từ thời Thế chiến II, rất khó để bảo vệ vùng lãnh hải rộng lớn của mình.

Về mặt cứu trợ thiên tai, mặc dù AFP có đầy kinh nghiệm trong việc ứng cứu các trận bão và động đất thường xuyên xảy ra, nhưng do thiếu năng lực và các thiết bị vận tải biển, họ cũng bị giới hạn khả năng ứng cứu nhân đạo trong môi trường quần đảo.

Chỉ với 3 chiếc C-130, một số ít máy bay trực thăng và các tàu hậu cần, Manila không có khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các hàng hóa viện trợ khác đến một hoặc các khu vực bị ảnh hưởng tại 7.100 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau.

Nhờ tăng trưởng kinh tế và đứng trước mối lo về tranh chấp lãnh thổ với các nước khác, Manila đi một bước quan trọng tiến tới hiện đại hóa quân sự với 24 dự án trong năm nay. Trong khi đó, các hoạt động HADR được hỗ trợ xe lội nước đa mục đích tấn công thủ công, máy bay trực thăng và tàu hỗ trợ. Tuy nhiên, quy mô các dự án còn rất nhỏ, nên Manila cần thiết phải tiếp tục đầu tư.

Không quân Philippines tham gia cứu trợ sau bão Haiyan. Ảnh: Reuters

Hiện đại hóa theo định hướng HADR

Bão Haiyan cho thấy, năng lực hạn chế của AFP và cũng cho thấy quyết tâm hiện đại hóa quân sự của Manila đối với HADR. Có nhiều lý do cho việc này.

Về mặt địa lý, Philippines thường hứng chịu khoảng 20 cơn bão và một số trận động đất mỗi năm. Điều đó khiến hoạt động HADR nhiều hơn so với nguy cơ xung đột vũ trang với nước ngoài.

Về mặt chính trị, thiên tai tàn phá cũng tạo cơ hội tốt cho các chính trị gia thể hiện vai trò của mình. Vì các cử tri lo lắng về thảm họa thiên nhiên hơn là về tranh chấp lãnh thổ, nên giới tinh hoa chính trị cũng được thúc đẩy để phân bổ đầu tư quốc phòng cho HADR.

Về mặt quân sự, cải tiện năng lực cho HADR, đến mức có thể đối phó với các thảm họa lớn hơn, sẽ tạo ra một sự bảo vệ đáng tin cậy và răn đe đối với lực lượng vũ trang của Trung Quốc.

Cuối cùng, về mặt kinh tế, ngành công nghiệp đóng tàu nội địa đủ khả năng tạo ra các tàu cho các mục đích HADR, và sẽ được hưởng lợi từ các dự án HADR. Ví dụ, một tàu đổ bộ (LCU) nội địa, BRP Tagbanua, đã phục vụ với vai trò cung cấp để cung cấp vật tư thiết bị cho các khu vực bị tàn phá.

Những ảnh hưởng

Sẽ có ít nhất hai hậu quả tiềm tàng nếu AFP được hiện đại hóa theo định hướng HADR.

Đầu tiên, Philippines sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào Mỹ. AFP không có đủ khả năng bảo vệ lãnh thổ, nên việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Washington là lựa chọn thực tế duy nhất của Manila.

Mặc dù Philippines thiết lập ngoại giao quốc phòng với các cường quốc khác trong khu vực như Australia, Ấn Độ, Nhật, Hàn, thảm họa Haiyan lần này đã thể hiện khả năng hạn chế so với Mỹ. Ví dụ, Nhật Bản phải mất khoảng một tuần để gửi tàu hải quân và 1.000 binh sĩ, trong khi Mỹ ngay lập tức triển khai các đơn vị ứng cứu sau cơn bão.

Ngoài ra, AFP sẽ không có khả năng phòng thủ toàn diện trước các mối đe dọa từ bên ngoài trong tương lai gần. Giả sử các dự án phòng thủ hiện nay được hoàn thành, 2 tàu khu trục nhỏ và 12 máy bay chiến đấu ánh sáng của Philippines chẳng nhằm nhò gì so với Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh tiếp tục cử các đơn vị bán quân sự hiện diện quanh các đảo tranh chấp, Manila có thể đối phó. Với 10 tàu Nhật Bản tài trợ và 5 tàu cũ của Pháp, Philippines có thể bảo vệ các đảo này.

Tuy nhiên, khả năng này xem ra chẳng mấy hiệu quả nếu xảy ra bất kỳ sự leo thang nào.

An Bình

(Theo Diplomat)