Bi kịch “Rồng phu nhân” (4)
>> Bi kịch “Rồng phu nhân” (3)
Kỳ 4: Ngô Đình Lệ Thủy - một thoáng hồng nhan
(Cadn.com.vn) - Là con gái đầu lòng của vợ chồng Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân, lại khá xinh đẹp, nên Ngô Đình Lệ Thủy rất được mẹ nâng niu, chiều chuộng. Khi vừa bước vào tuổi thiếu nữ, cô đã thường xuyên được Lệ Xuân cho tháp tùng tham dự các lễ hội trọng đại. Hình ảnh cô được quảng bá trên phim ảnh, báo chí y như một công chúa của thời phong kiến, để cổ vũ cho các phong trào thanh niên, phụ nữ, võ thuật, huấn luyện xạ thủ... Thế nhưng, trong đời thực, ngay cả khi chế độ nhà Ngô sụp đổ cũng ít thấy tài liệu nói rõ về cô.
Lệ Thủy có tên đầy đủ là Anne Véronique Ngô Đình Lệ Thủy (1945). Theo lời kể của một người bạn đồng môn Lệ Thủy, hồi nhỏ cô học trường Tây, vào niên khóa 1962-1963, tham gia chương trình Cử nhân Giáo khoa Văn chương Pháp tại Trường ĐH Văn khoa Sài Gòn. Khóa học này có nhạc sĩ Hùng Lân, sơ Phạm Thị Nhâm, Đặng Tiến - người Quảng
Lệ Thủy có dáng thanh thanh, vẻ thùy mị, thông minh, ít nói, ít cười, đôi mắt linh hoạt, khuôn mặt hơi vuông, cằm hơi nhọn, tóc dày, cài bandeau trắng hoặc đỏ. Cô thường mặc váy đỏ, áo sơ-mi trắng đi học, đôi khi cả đồng phục Thanh nữ Cộng hòa. Nói chung, cô khá đẹp, nhưng không lồ lộ sexy, không lộng lẫy, một sắc đẹp trang nhã, đài các. Thời gian ấy, bạn đồng môn Lệ Thủy thường nói tiếng Pháp với nhau, nên không mấy ai nhớ cô nói tiếng Việt ra sao, giọng miền nào. Điều đáng chú ý, khi cô ở đâu là luôn có 2 anh chàng gorilles (hộ vệ), giả dạng sinh viên, ngồi phía dưới, cách cô một dãy bàn, nhìn chòng chọc vào mọi người.
![]() |
Ngô Đình Lệ Thủy và mẹ. |
Lệ Thủy rất ít tham dự hội họp của nhà trường. Vào một ngày thứ bảy, nhóm JECU Liên Hội tổ chức đi thăm trại cùi và nhà thương điên Chợ Quán. Hồi đó, trong nhóm mỗi người góp 10 đồng làm chi phí lặt vặt và ăn trưa. Số tiền không nhỏ, trong điều kiện SV còn nhờ trợ cấp của cha mẹ, Lệ Thủy đã đưa 100 đồng, nói là tiền của “maman cho Hội”, nhưng “tiếc là bận việc bên Thanh nữ Cộng hòa, không đi với tụi toa được”. Từ đó, nhóm bạn Văn khoa không còn ai gặp cô nữa. Bởi vào tháng 10-1963, Lệ Thủy cùng bà Ngô Đình Nhu đi Hoa Kỳ và Roma “giải độc”, với dự định sẽ tố cáo những nghi ngờ về âm mưu lật đổ Tổng thống Diệm của chính phủ Mỹ và CIA trước công chúng Mỹ. Ngày 1-11-1963, khi mẹ con Lệ Thủy đang ở tại Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì được tin cuộc đảo chính trong nước đã xảy ra: hai ông Diệm - Nhu, bác và cha của Lệ Thủy bị giết, để rồi Lệ Thủy cùng mẹ bắt đầu cuộc sống lưu vong...
Ngày 21-4-1967, báo Time đưa tin: Ngô Đình Lệ Thủy đã chết trong một tai nạn xe hơi tại Pháp, chính xác tại Longjumeau, vùng Essonne, ngoại ô
![]() |
Người bạn đầm (nhắc trong bài), Ngô Đình Trác, Ngô Đình Lệ Thủy (từ phải sang) |
Một số bạn bè cũ Lệ Thủy kể lại: “Tại Paris, tụi moa có đi viếng Lệ Thủy, dự lễ cầu hồn và đưa nó ra nghĩa trang. Đầu Lệ Thủy bị kính trước cắt gần lìa cổ. Khi liệm, được khâu lại và quàng bằng chiếc khăn lụa màu thiên thanh, trông mặt nó đẹp quá, thanh thản như một thiên thần. Bà Nhu từ
Một người bạn khác của Lệ Thủy kể thêm: “Tôi và Lệ Thủy có cô đầm bạn chung cùng làm bác sĩ thường trú với tôi tại Longjumeaux cách Paris 18km. Sở dĩ tôi nhắc đến cô đầm này là có nguyên do: Hôm đó Lệ Thủy lái xe đi thăm cô đầm tại Bệnh viện Longjumeaux, tôi thì đã từ giã bệnh viện cùng chồng đi dạy học ở Canada. Trên đường lái xe trở về
Sau ngày Ngô Đình Lệ Thủy qua đời, bà Trần Lệ Xuân sống cô độc một mình tại một trong hai căn hộ thuộc quyền sở hữu của bà, trên tầng 11 trong tòa nhà cao tầng gần tháp Eiffel, quận 15, thủ đô Paris, và cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật chính trị (trước đó, bà cùng các con sống tại La Mã, nơi giám mục Ngô Đình Thục đang cư trú). 2 căn hộ này theo bà cho biết là của nữ bá tước tỷ phú Capici người Italia trao tặng, mặc dù hai người chưa từng gặp nhau.
Đến tháng 6-2001, người bạn nói trên có dịp đi thăm Đức Hồng y Nguyễn Đình Thuận tại La Mã. Trong thời gian ở lại Roma, khi người này hỏi thăm Đức Hồng y về gia đình bà Nhu, ngài cho biết: “Mấy đứa con bà Nhu trách bà, vì đã phát ngôn bừa bãi về Phật giáo mà gia đình tan nát, dòng họ Ngô Đình mang tiếng xấu, nên chúng nó không sống chung với bà, đều ra sống riêng”.
Đức Hồng y cũng nói rằng ngài ngại không đến thăm bà Nhu, vì sợ bà Nhu sẽ họp hành tuyên bố này nọ với báo chí làm phiền cho ngài. Ngày Lễ phong chức Hồng y của ngài, bà Nhu đòi được ngồi ghế danh dự, Đức Hồng y không chấp nhận, nên bà Nhu không đến dự.
Trần Trung Sáng
(còn nữa)